Công dụng thuốc Violevo

Thuốc Violevo được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Levocetirizin dihydrochlorid. Thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và nổi mày đay.

1. Công dụng của thuốc Violevo

Violevo thuốc 5mg có thành phần chính là Levocetirizin dihydrochlorid 5mg. Công dụng chính của thuốc Violevo nhằm điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng (gồm cả viêm mũi dị ứng dai dẳng) và nổi mày đay ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn.

Mặt khác, thuốc được chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc, cetirizin, hydroxyzin hoặc bất kỳ piperazin nào khác;
  • Người mắc bệnh thận nặng với nồng độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Violevo

Violevo thuốc được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh uống 1 lần duy nhất trong ngày vào buổi tối, có thể dùng kèm hoặc không kèm thức ăn. Liều dùng khuyến cáo dành cho mỗi người bệnh sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Dùng liều khuyến cáo hằng ngày là 5mg (1 viên);
  • Người già: Cần điều chỉnh liều dùng do người lớn tuổi thường bị suy giảm chức năng thận;
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Violevo;
  • Bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin (Clcr):
    • Clcr 30 – 49ml/phút: Dùng liều 1 viên mỗi 2 ngày;
    • Clcr < 30ml/phút: Dùng liều 1 viên mỗi 3 ngày;
    • Clcr < 10ml/phút: Chống chỉ định.

Nếu lỡ dùng thuốc Violevo quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế để được xử trí kịp thời. Nếu quên 1 liều thuốc Violevo, bệnh nhân nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, không cần dùng bù.

3. Tác dụng phụ của thuốc Violevo

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Violevo gồm:

  • Hệ miễn dịch: Quá mẫn (bao gồm sốc phản vệ);
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Thèm ăn hơn;
  • Tâm thần: Ảo giác, kích động, lo âu, trầm cảm, mất ngủ hoặc có suy nghĩ muốn tự tử;
  • Hệ thần kinh: Mất cảm giác, chóng mặt, co giật, ngất, run;
  • Thị giác: Nhìn mờ, loạn thị;
  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh;
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy;
  • Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Khó thở;
  • Gan mật: Viêm gan;
  • Thận và đường tiết niệu: Khó tiểu, bí tiểu;
  • Da và mô dưới da: Ngứa da, phù mạch, phát ban;
  • Cơ, xương, mô liên kết: Đau khớp, đau cơ;
  • Tác dụng phụ khác: Phù, tăng cân, xét nghiệm chức năng gan bất thường, khô miệng, suy nhược, mệt mỏi, viêm mũi, đau đầu, viêm hầu họng, buồn ngủ, đau nửa đầu, đau bụng.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Violevo

Trước và trong khi sử dụng thuốc Violevo, người bệnh nên lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc Violevo đồng thời với rượu, các thuốc ức chế thần kinh trung ương vì có thể làm tăng thêm tác dụng phụ của các thuốc này;
  • Người bệnh không dung nạp galactose, suy giảm lapplactase hoặc bị giảm hấp thu glucose - galactose không nên dùng thuốc Violero;
  • Không khuyến cáo dùng thuốc Violero cho trẻ dưới 6 tuổi;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Violero ở người bị bí tiểu (tăng sản tuyến tiền liệt, tổn thương tủy sống) vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ giữ nước tiểu;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Violero ở phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Violero ở người lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Violero

Hiện chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc của levocetirizin dihydroclorid (thành phần chính của thuốc Violevo). Các nhà nghiên cứu quan sát thấy có sự giảm nhẹ sự thanh thải cetirizin (16%) khi dùng đa liều phối hợp với theophyllin (400mg duy nhất mỗi ngày). Trong khi đó, theophyllin không bị ảnh hưởng bởi thuốc dùng kèm cetirizin.

Trong nghiên cứu khi sử dụng đa liều ritonavir (600mg x 2 lần/ngày) và cetirizin (10mg mỗi ngày), phát hiện có sự gia tăng tác dụng của cetirizin khoảng 40%, sự phân bố của ritonavir thay đổi không đáng kể.

Trước khi sử dụng thuốc Violevo, người bệnh cần báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý và các loại thuốc/thực phẩm bảo vệ sức khỏe mình đang sử dụng. Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan