Dị ứng penicillin có nguy hiểm không?

Penicillin là kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn. Dị ứng penicillin có thể gây ra phát ban, ngứa, khó thở, nôn ói và nặng hơn là sốc phản vệ, một phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

1. Nguyên nhân gây dị ứng penicillin là gì?

Penicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam. Tác động diệt khuẩn của penicillin dựa trên sự ức chế thành tế bào vi khuẩn. Dị ứng Penicillin xảy ra khi hệ miễn dịch trở nên quá mẫn cảm với thuốc. Cơ chế dị ứng penicillin là trước khi hệ thống miễn dịch có thể trở nên nhạy cảm với penicillin, bệnh nhân phải tiếp xúc với thuốc ít nhất một lần. Đến lần tiếp theo dùng thuốc, các kháng thể đặc hiệu nhân diện penicillin và tấn công trực tiếp vào chất này. Các chất trung gian hóa học được giải phóng bởi phản ứng này gây ra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến phản ứng dị ứng.

Ngoài penicillin, các loại kháng sinh khác, đặc biệt là những loại có đặc tính hóa học tương tự penicillin, cũng có thể dẫn đến phản ứng dị ứng. Các kháng sinh có thể gây ra dị ứng gồm: Amoxicillin, Ampicillin, Dicloxacillin, Penicillin G, Penicillin V, Piperacillin, Ticarcillin, Cefaclor, Cefadroxil, Cefazolin, Cefdinir, Cefotetan, Cefprozil, Cefuroxim,...

2. Dấu hiệu dị ứng penicillin là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng với penicillin thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Một số trường hợp ít phổ biến hơn, các phản ứng có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Các dấu hiệu dị ứng Penicillin có thể bao gồm:

  • Phát ban da, phù mắt môi hoặc phù mặt
  • Ngứa
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Sổ mũi
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Khó thở, thở rít
  • Sốc phản vệ

3. Dị ứng penicillin có nguy hiểm không?

Dị ứng penicillin có nguy hiểm không?
Dị ứng penicillin có thể gây ra một số triệu chứng sau, gồm: nổi mề đay, phát ban và ngứa

Dị ứng penicillin có thể gây ra một số triệu chứng sau, gồm: nổi mề đay, phát ban và ngứa. Phản ứng nặng hơn là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng, gây ra rối loạn chức năng của hệ thống cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Ban đỏ toàn thân hoặc mày đay kèm ngứa trên da
  • Phù mắt môi, hoặc phù mặt
  • Co thắt đường hô hấp và cổ họng, gây khó thở
  • Buồn nôn hoặc đau bụng chuột rút bụng
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Các chi yếu đi, mạch đập nhanh
  • Hạ huyết áp
  • Động kinh
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Mất ý thức

Ngoài ra, dị ứng với penicillin có thể dẫn tới một vấn đề ít phổ biến hơn, thường xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiếp xúc với thuốc và có thể tồn tại một thời gian sau khi ngừng dùng thuốc:

  • Bệnh huyết thanh: Gây sốt, đau khớp, phát ban, sưng và buồn nôn
  • Thiếu máu do thuốc: Làm giảm các tế bào hồng cầu, khiến cơ thể mệt mỏi, nhịp tim không đều, khó thở cũng như các dấu hiệu và triệu chứng khác
  • Phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS): Dẫn đến phát ban, tăng số lượng bạch cầu ái toan, sưng phù toàn thân hoặc hạch bạch huyết và làm tái phát tình trạng viêm gan do nhiễm trùng, sưng hạch, tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận
  • Hội chứng Stevens-Johnson (Viêm da dị ứng cấp tính) và hoại tử ly thượng bì nhiễm độc (Toxic epidermal necrolysis): Gọi chung là SJS/TEN, liên quan đến phồng rộp tổn thương da có bọng nước, trợt da và trợt niêm mạc và bong tróc da nghiêm trọng
  • Viêm kẽ thận: Có thể gây sốt, tiểu ra máu, suy thận cấp sưng, rối loạn ý thức và các triệu chứng khác

4. Cách phòng ngừa dị ứng penicillin

Nếu bị dị ứng penicillin, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh dùng thuốc. Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Khám với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để xác định tình trạng dị ứng và lựa chọn khác sinh thay thế an toàn (do có nguy cơ dị ứng chéo với các kháng sinh khác)
  • Thông báo cho nhân viên y tế: Hãy chắc chắn rằng dị ứng penicillin hoặc dị ứng kháng sinh khác được xác định rõ ràng trong hồ sơ y tế của bạn
  • Đeo vòng đeo tay cảnh báo xác định dị ứng thuốc
  • Mang epinephrine khẩn cấp: Nếu dị ứng đã gây ra sốc phản vệ hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể sẽ kê toa một ống tiêm tự tiêm và dụng cụ kim tiêm tự động tiêm epinephrine.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nước tiểu có máu
    Tiểu ra máu: Chẩn đoán và điều trị

    Tiểu ra máu là một bất thường cần được quan tâm ngay lập tức, bất kỳ ai nếu xuất hiện tiểu ra máu ở bất kỳ thời điểm nào đều nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, ...

    Đọc thêm
  • Khó thở do dị ứng thuốc kháng sinh
    Nổi mẩn đỏ kèm khó thở do dị ứng thuốc kháng sinh có nên ngưng không?

    Em về đọc hướng dẫn sử dụng thì thấy có ghi những ai từng bị dị ứng với nhóm penicilin và cephalosporin thì thận trọng khi dùng. Dạ bác sĩ cho em hỏi liệu khó thở do dị ứng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zonazi
    Công dụng thuốc Zonazi

    Thuốc Zonazi thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc thường được dùng điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra cho trẻ nhỏ.

    Đọc thêm
  • Kháng sinh là gì?
    Kháng sinh là gì?

    Kháng sinh không phải là loại thuốc có thể sử dụng tùy tiện được, cần phải dùng đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng thời gian và có sự hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Kháng sinh chỉ điều trị nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Newgenneolacin
    Công dụng thuốc Newgenneolacin

    Thuốc Newgenneolacin được sử dụng chống nấm, kháng vi khuẩn ở một số trường hợp. Trước khi dùng thuốc Newgenneolacin bạn cần có chỉ định dùng của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sau đây là ...

    Đọc thêm