Công dụng thuốc Zancetam

Thuốc Zancetam được kê đơn để điều trị các triệu chứng chóng mặt ở người cao tuổi, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, nghiện rượu, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và chứng khó đọc ở trẻ. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Zancetam, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Zancetam có tác dụng gì?

1.1. Zancetam là thuốc gì?

Zancetam thuộc nhóm thuốc chất kích thích thần kinh trung ương, thuốc hưng trí (cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh), có số đăng ký VD-17837-12, do công ty cổ phần dược Đồng Nai sản xuất.

Thuốc Zancetam bao gồm các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Piracetam hàm lượng 800mg.
  • Tá dược: Lactose, tinh bột ngô, DST, bột talc, HPMC, PEG 6000, magnesium stearat, aerosil, titan dioxyd, povidone, vàng quinoline lake, ethanol 96% và nước RO.

Thuốc Zancetam được bào chế dưới dạng viên nén dài hàm lượng 800mg, vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ và được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.

1.2. Thuốc Zancetam chữa bệnh gì?

Thuốc Zancetam được bác sĩ kê đơn chỉ định cho những trường hợp:

Chống chỉ định của thuốc Zancetam gồm:

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần chính Piracetam hay bất kỳ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc.
  • Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
  • Người mắc bệnh Huntington.
  • Người bệnh suy gan.

2. Cách sử dụng của Zancetam

2.1. Cách dùng thuốc Zancetam

  • Thuốc Zancetam dùng đường uống.
  • Uống thuốc Zancetam với 1 lượng nước lọc vừa đủ. Người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn để nâng cao khả năng hấp thu.
  • Không trộn chung thuốc Zancetam với bất kỳ hỗn hợp nào khác.
  • Tuân thủ đúng liều Zancetam theo hướng dẫn của bác sĩ

2.2. Liều dùng của thuốc Zancetam

  • Liều Zancetam thường dùng là 30 – 160 mg/ kg/ ngày, chia đều làm 2 lần hoặc 3-4 lần, tùy theo chỉ định. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên tới 12g/ ngày.
  • Ðiều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2 – 2,4 g/ ngày, tùy theo từng trường hợp. Liều có thể cao tới 4,8g/ ngày trong những tuần đầu.
  • Ðiều trị nghiện rượu: 12g/ ngày trong thời gian cai rượu đầu tiên. Ðiều trị duy trì: Uống 2,4g/ ngày.
  • Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 9 – 12g/ngày,liều duy trì là 2,4 g thuốc, uống ít nhất trong 3 tuần.
  • Thiếu máu hồng cầu liềm: 160 mg/ kg/ ngày, chia đều làm 4 lần.
  • Ðiều trị giật rung cơ, piracetam được dùng với liều 7,2 g/ngày, chia làm 2 – 3 lần. Tùy theo đáp ứng, cứ 3 – 4 ngày một lần, tăng thêm 4,8 g mỗi ngày cho tới liều tối đa là 20g/ngày. Sau khi đã đạt liều tối ưu của piracetam, nên tìm cách giảm liều của các thuốc dùng kèm.

Xử lý khi quên liều:

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
  • Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo
  • như dự định.
  • Không uống gấp đôi liều chỉ định.

Xử trí khi quá liều:

Piracetam rất lành tính không độc ngay cả khi dùng liều rất cao. Không cần thiết phải có những biện pháp đặc biệt khi nhỡ dùng quá liều.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Zancetam

  • Vì piracetam được thải trừ qua thận, nên nửa đời của thuốc tăng lên có liên quan trực tiếp với mức độ suy thận của bệnh nhân và độ thanh thải creatinin. Bởi vậy cần rất thận trọng khi dùng thuốc Zancetam cho người bệnh bị suy thận. Cần theo dõi chức năng thận ở những người bệnh này và người bệnh cao tuổi.
  • Khi hệ số thanh thải của creatinin < 60 ml/ phút hay khi chỉ số creatinin huyết thanh trên 1,25 mg/100ml thì cần phải điều chỉnh liều uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tác động của thuốc Zancetam trên người lái xe hay vận hành máy móc: Thuốc không gây buồn ngủ nên dùng được cho người đang lái xe và vận hành máy móc
  • Không dùng thuốc Zancetam cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zancetam

Ở liều điều trị, thuốc Zancetam được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Zancetam, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Thường gặp:

  • Toàn thân: Mệt mỏi.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng.
  • Thần kinh: Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ và ngủ gà.

Ít gặp:

  • Toàn thân: Chóng mặt.
  • Thần kinh: Run và kích thích tình dục.

5. Tương tác thuốc Zancetam

  • Vẫn có thể tiếp tục phương pháp điều trị kinh điển nghiện rượu (các vitamin và thuốc an thần) trong trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin hoặc kích động mạnh.
  • Ðã có một trường hợp có tương tác giữa Zancetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời: Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.
  • Ở một người bệnh thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin lại tăng lên khi dùng Zancetam.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Zancetam thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Zancetam phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Zancetam

  • Thời gian bảo quản thuốc Zancetam là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản Zancetam ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để Zancetam xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zancetam, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Zancetam điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan