Lưu ý khi dùng thuốc TV. Lansoprazol

Thuốc TV. Lansoprazol có thành phần chính là Lansoprazol, thường được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi dùng thuốc TV. Lansoprazol trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc TV. Lansoprazol

Lansoprazol là một dẫn chất benzimidazol, có tác dụng ức chống bài tiết acid dạ dày thông qua việc ức chế bơm proton trên bề mặt tế bào thành dạ dày. Lansoprazol ức chế tiết acid dạ dày cơ bản và khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào, mức độ ức chế phụ thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị.

Ngoài ra, Lansoprazol còn có thể ngăn chặn H.pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Phối hợp Lansoprazol với các kháng sinh khác như Clarithromycin, Amoxicillin có hiệu quả trong điều trị viêm dạ dày do H.pylori.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc TV. Lansoprazol

Thuốc TV. Lansoprazol thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm thực quản có loét trợt ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Loét dạ dày – tá tràng cấp
  • Các chứng tăng tiết toan bệnh lý (u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống, hội chứng Zollinger – Ellison)
  • Đa u tụy

Tuyệt đối không sử dụng TV. Lansoprazol trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc TV. Lansoprazol
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Trẻ em

3. Liều lượng và cách dùng thuốc TV. Lansoprazol

TV. Lansoprazol là thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ liệu trình điều trị. Không thay đổi liều lượng, đường dùng hoặc tự ý ngưng thuốc. Ngoài ra, người bệnh không nên dùng chung TV. Lansoprazol với người khác hoặc đưa thuốc này cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

  • Điều trị viêm thực quản có trợt loét: 30mg/lần/ngày x 4 – 8 tuần, có thể dùng thêm 8 tuần nếu chưa khỏi. Liều duy trì để giảm tái phát: 15mg/lần/ngày.
  • Điều trị loét dạ dày: 15 – 30mg/lần/ngày x 4 – 8 tuần, uống buổi sáng trước khi ăn.
  • Điều trị loét tá tràng: 15mg/lần/ngày x 4 hoặc đến khi khỏi bệnh.
  • Điều trị các chứng tăng tiết toan khác: 60mg/lần/ngày, uống buổi sáng trước khi ăn.
  • Cần điều chỉnh liều thuốc TV. Lansoprazol ở người có bệnh gan nặng.

Khi quên liều, bạn có thể bổ sung một liều thuốc khác thay thế. Nếu đã đến gần thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua, không uống thêm liều hoặc gấp đôi để bù liều đã quên.

Người bệnh dùng quá liều thuốc TV. Lansoprazol có thể có triệu chứng hạ thân nhiệt, co giật, an thần, giảm tần số thở, ...Khi có biểu hiện quá liều, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Người nhà cần mang theo sổ khám bệnh và tất cả thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó để hỗ trợ cho chẩn đoán.

4. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc TV. Lansoprazol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như:

  • Thường gặp: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, phát ban, ...
  • Ít gặp: mệt mỏi, tăng gastrin huyết thanh, tăng men gan, tăng hematocrit, tăng hemoglobin, tăng acid uric, protein niệu, phát ban, ngứa, phosphastate kiềm, thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa acid, khô miệng, trướng bụng, nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ, sốt, tăng Cholesterol toàn phần, ...
  • Hiếm gặp: giảm tiểu cầu, chóng mặt, ...

Đây không phải tất cả các tác dụng phụ của TV. Lansoprazol, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác chưa được báo cáo, nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc TV. Lansoprazol.

5. Tương tác thuốc

Các thuốc có thể tương tác với TV. Lansoprazol như:

  • Thuốc TV. Lansoprazol được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 ở gan, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do đó, không nên phối hợp TV. Lansoprazol và các thuốc khác được chuyển hóa bởi cytochrom P450.
  • TV. Lansoprazol làm giảm tác dụng của Itraconazol, Ketoconazol và các thuốc khác được hấp thu trong môi trường acid.
  • Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu TV. Lansoprazol khoảng 30%.

Vì vậy, để sử dụng thuốc Tel TV. Lansoprazol ma an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống như rượu bia, chất kích thích, ... trong quá trình điều trị.

6. Lưu ý khi dùng thuốc TV. Lansoprazol

Sử dụng thuốc TV. Lansoprazol trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Tác dụng gây ung thư của thuốc TV. Lansoprazol trên súc vật đã được chứng minh. Ngoài ra, TV. Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều được tìm thấy trong sữa ở chuột cống và có thể sẽ bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, tránh sử dụng thuốc TV. Lansoprazol ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc TV. Lansoprazol có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, do đó nên thận trọng khi dùng ở người lái xe, vận hành máy móc hoặc làm các công việc tập trung cao.

7. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc TV. Lansoprazol trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Để TV. Lansoprazol tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc TV. Lansoprazol đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

671 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • mectathepharm
    Công dụng thuốc Mectathepharm

    Mectathepharm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có thành phần chính là Diosmectit 3g. Mectathepharm có dạng bào chế là thuốc bột pha hỗn dịch uống, đóng gói hộp 30 gói x 4g. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lymezol 40mg
    Công dụng thuốc Lymezol 40mg

    Lymezol 40mg thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có thành phần từ Omeparazole natri được pha chế dưới dạng bột đông khô tiêm trong lọ. Vậy thuốc Omeparazole natri sử dụng cho đối tượng nào và trước khi dùng cần ...

    Đọc thêm
  • Smanetta
    Công dụng thuốc Smanetta

    Smanetta là thuốc đường tiêu hoá, được bào chế dưới thuốc dạng bột pha hỗn dịch uống, sử dụng trong điều trị tiêu chảy và một số bệnh lý đường tiêu hoá. Theo dõi bài viết dưới đây để biết ...

    Đọc thêm
  • Roxiphar
    Công dụng thuốc Roxiphar

    Roxiphar chứa thành phần chính là một loại kháng sinh Macrolide bán tổng hợp, được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở amidan, xoang, tai, mũi, họng, da, mô mềm và phổi.

    Đọc thêm
  • Viprazo
    Công dụng thuốc Viprazo

    Thuốc Viprazo là thuốc nhóm đường tiêu hoá, thành phần chính Omeprazol, hàm lượng 40mg, bào chế dạng bột đông khô pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ thuốc và 1 ống dung môi 10 ml. Thuốc dùng trong các ...

    Đọc thêm