Mycocid là thuốc gì?

Mycocid là thuốc gì? Mycocid cream là thuốc điều trị bệnh da liễu dùng ngoài da dùng theo đơn. Để dùng Mycocid an toàn, đúng cách và đạt hiệu quả hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

1. Thông tin về Mycocid là thuốc gì?

Thuốc Mycocid là thuốc kê đơn dùng ngoài da. Thuốc Mycocid được sản xuất trong nước bởi Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar, theo số đăng ký VD-11847-10.

Thành phần chính có trong thuốc Mycocid gồm:

  • Triamcinolone acetonide;
  • Neomycin sulphate;
  • Nystatin;
  • Glyceryl monostearate;
  • Cetostearyl alcohol;
  • Vaselin.

Mycocid là thuốc gì? Mycocid là thuốc được bào chế dạng kem bôi, đóng gói mỗi hộp có 1 tuýp 10gr. Vỏ hộp thuốc Mycocid hình chữ nhật ngang màu vàng trắng. Tên thuốc Mycocid cream và hàm lượng in màu nâu đậm.

2. Công dụng Mycocid cream

Mycocid cream có thành phần chính là các hoạt chất Triamcinolone, Neomycin sulphate, Nystatin cùng tá dược. Công dụng của Mycocid là điều trị các bệnh ngoài da nhạy cảm với corticosteroid có bội nhiễm vi khuẩn/nấm.

Triamcinolone – thành phần có trong Mycocid cream là một glucocorticoid tổng hợp có fluor. Hoạt chất này dưới dạng alcol/este thường dùng trong các trường hợp rối loạn cần dùng corticosteroid như:

  • Chống viêm;
  • Chống dị ứng;
  • Ức chế miễn dịch;

Nystatin – hoạt chất có trong thuốc Mycocid – một dạng kháng sinh. Công dụng của loại kháng sinh này là chống nấm, kìm hoặc diệt khuẩn. Điển hình nhất là Candida albicans – một loại nấm men.

Neomycin là thành phần có trong Mycocid cream cũng là một loại kháng sinh. Bản thân Neomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside. Cơ chế và công dụng của loại kháng sinh có trong Mycocid cream này tương tự như Gentamicin sulphate, khá nhạy cảm trên các loại vi khuẩn như:

  • Staphylococcus aureus;
  • Escherichia coli;
  • Heamophilus influenzae;
  • Klebsiella;
  • Enterobacter...;

Mycocid cream là thuốc điều trị tại chỗ khi bị nhiễm khuẩn ở tai/mắt/da theo chỉ định của bác sĩ. Mức độ thấm qua da và tác dụng toàn thân khi dùng thuốc Mycocid cũng tuỳ vào các yếu tố như:

  • Diện tích bôi;
  • Mức độ biến đổi của da;
  • Thời gian sử dụng...;

Do đó, khi dùng Mycocid cream để điều trị các bệnh ngoài da, bạn cũng cần thận trọng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.

3. Chỉ định thuốc Mycocid

Mycocid cream được chỉ định trong các trường hợp như:

Ngoài ra, thuốc Mycocid cũng chỉ định cho các trường hợp mắc các bệnh ngoài da có nhạy cảm với corticosteroid và bội nhiễm với vi khuẩn/nấm.

4. Liều dùng – Cách dùng Mycocid cream

Để dùng Mycocid cream an toàn, hiệu quả bạn cần dùng đúng cách, đúng liều theo hướng dẫn.

Cách dùng Mycocid

Thuốc Mycocid được bào chế dạng kem bôi ngoài da. Do đó, cách dùng Mycocid cream là bạn có thể bôi trực tiếp ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.

Liều dùng Mycocid

Liều dùng Mycocid cream theo hướng dẫn là dùng 1-2 lần/ ngày trong 1 tuần. Mỗi lần bôi chỉ lấy một lượng nhỏ, bôi một lớp Mycocid cream mỏng ngoài da.

Cần lưu ý: Liều dùng thuốc Mycocid này chỉ mang tính tham khảo. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ/dược sĩ có những chỉ định liều dùng Mycocid cream cụ thể khác nhau.

Nếu như khi dùng Mycocid cream bị quá liều thì cần dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ. Trường hợp quên thuốc Mycocid thì cần dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu thời gian bôi thuốc Mycocid gần với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua.

5. Chống chỉ định Mycocid

Thuốc Mycocid không dùng cho các đối tượng sau:

  • Dị ứng/ mẫn cảm với các thành phần có trong Mycocid cream;
  • Lao da;
  • Herpes simplex;
  • Thuỷ đậu;
  • Đậu mùa;
  • Nhiễm nấm không nhạy cảm với Nystatin;
  • Tổn thương có loét;
  • Trẻ >1 tuổi;
  • Mụn trứng cá...;

Những đối tượng kể trên không nên bôi Mycocid cream vì thuộc danh mục chống chỉ định.

6. Tác dụng phụ Mycocid cream

Cũng như các thuốc bôi ngoài da khác, mặc dù đã được nghiên cứu an toàn, tuy nhiên, khi dùng thuốc Mycocid bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ gồm:

  • Da bị sần;
  • Rậm lông;
  • Teo da...;

Các tác dụng phụ khi bôi thuốc Mycocid cream không giống nhau ở mỗi người. Có người bị tác dụng phụ nặng, có những người chỉ thoáng qua, có những người không có biểu hiện nào. Do đó, để chủ động trong việc tầm soát các tác dụng phụ, xử trí tốt nhất. Khi bôi Mycocid cream bạn cũng cần theo dõi các phản ứng phụ (nếu có). Từ đó, kịp thời thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ khi bôi Mycocid cream có xuất hiện các tác dụng phụ kể trên để được đánh giá và xử trí thích hợp.

7. Cảnh báo và thận trong khi bôi Mycocid cream

Khi dùng Mycocid cream, để đảm bảo an toàn bạn cũng cần thận trọng một số vấn đề:

  • Không bôi Mycocid cream lên mắt;
  • Thận trọng khi bôi thuốc Mycocid trên diện rộng;
  • Không nên dùng tại chỗ Mycocid cream trong thời gian dài;

8. Tương tác thuốc Mycocid

Chưa có dữ liệu an toàn về tương tác khi bôi Mycocid cream. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Mycocid với các thuốc bôi ngoài da khác, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.

9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy móc dùng Mycocid cream như thế nào?

  • Phụ nữ có thai không nên bôi thuốc Mycocid;
  • Đang cho con bú nên thận trọng khi bôi Mycocid cream;
  • Lái xe và vận hành máy móc có thể bôi thuốc Mycocid;

Thuốc Mycocid bảo quản trong nhiệt độ phòng. Hy vọng những thông tin về thuốc Mycocid cream trên đây giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Tuy nhiên, khi bôi thuốc Mycocid bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

643 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan