Công dụng thuốc Atcobeta-N

Atcobeta-N thuộc danh mục thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ. Thuốc có chứa thành phần chính là Betamethasone, Neomycin và Miconazole. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Atcobeta-N sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Atcobeta-N là thuốc gì?

Atcobeta-N có dạng bào chế thuốc mỡ bôi ngoài da, đóng gói theo tuýp. Dạng bào chế: Thuốc mỡ

Dược lực học:

Hoạt chất Betamethasone valerate trong thuốc Atcobeta-N là 1 corticosteroid có tính kháng viêm và ức chế miễn dịch tại chỗ. Giống với các hormon steroid khác, hoạt chất betamethasone valerate tác động vào cơ thể bằng cách kiểm soát mức độ tổng hợp các protein. Trong khi đó, hoạt chất Neomycin lại có tính kháng khuẩn với các loại vi khuẩn nhạy cảm (phần lớn các vi khuẩn gram dương cũng như gram âm), neomycin có khả năng điều trị hiệu quả trên các bệnh da nhiễm khuẩn.

Dược động học:

Đối với hoạt chất Betamethasone:

  • Hấp thu: Betamethasone dễ dàng được hấp thu khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín, khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng thì có thể có 1 lượng betamethasone được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân.
  • Phân bố: Betamethasone phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc có thể đi qua qua nhau thai hoặc bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethasone có thể liên kết rộng rãi với các protein huyết tương, chủ yếu là với globulin. Nửa đời của chúng cũng có chiều hướng dài hơn, thực chất, betamethasone là 1 glucocorticoid tác dụng kéo dài.
  • Chuyển hóa: Betamethasone được chuyển hóa chủ yếu ở gan và thận. Chuyển hóa của betamethasone chậm hơn và ái lực liên kết protein của chúng thấp hơn. Điều đó có thể giải thích hiệu lực mạnh hơn so với các corticosteroid tự nhiên.
  • Thải trừ: Betamethasone thải trừ qua nước tiểu.

Đối với hoạt chất Neomycin:

  • Hấp thu: Neomycin có thể được hấp thu tăng lên khi niêm mạc bị viêm hoặc tổn thương.
  • Thải trừ: Neomycin sẽ thải trừ nhanh qua thận dưới dạng hoạt tính. Nửa đời của Neomycin khoảng 2 - 3 giờ.

2. Công dụng, chỉ định của thuốc Atcobeta-N

Thuốc AtcoBeta-N được chỉ định để:

  • Ðiều trị bệnh viêm da có đáp ứng với corticosteroid dùng tại chỗ.
  • Ðiều trị bệnh chàm, bao gồm: Chàm trẻ em, chàm dị ứng, chàm dạng đĩa và chàm ứ máu.
  • Ðiều trị các tình trạng ngứa, tróc, sần và viêm da tiếp xúc.
  • Ðiều trị bệnh viêm da thần kinh, bao gồm: Viêm da tăng tiết bã nhờn, liken đơn, mẩn đỏ, lupus ban đỏ hình đĩa, viêm da ánh sáng và vết côn trùng cắn.

3. Chống chỉ định của thuốc Atcobeta-N

Thuốc Atcobeta-N chống chỉ định trong trường hợp:

  • Người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần, tá dược nào của thuốc.
  • Người đang bị sang thương da do nhiễm virus;
  • Đang bị mụn trứng cá;
  • Viêm da quanh miệng;
  • Người bị viêm tai ngoài khi màng nhĩ bị thủng.

4. Hướng dẫn dùng thuốc Atcobeta-N

  • Người bệnh vệ sinh thật sạch vùng da bị tổn thương, đồng thời rửa tay với xà phòng và lau khô.
  • Bôi 1 lượng nhỏ thuốc Atcobeta-N lên vùng da bị tổn thương. Ngày bôi 2 - 3 lần hoặc tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Lưu ý: Liều dùng Atcobeta-N trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Atcobeta-N cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Atcobeta-N phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Atcobeta-N:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Atcobeta-N thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Atcobeta-N đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Atcobeta-N quá liều thì có thể gây cường vỏ thượng thận. Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Atcobeta-N

Ở liều điều trị, thuốc Atcobeta-N được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Atcobeta-N, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Thường gặp, ADR >1/100:

  • Cường vỏ thượng thận. Tác dụng phụ này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, trên vùng da bị băng ép kín.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Nóng, ngứa, kích ứng da và khô da;
  • Viêm nang lông;
  • Rậm lông;
  • Nổi mề đay dạng mụn;
  • Giảm sắc tố;
  • Viêm da quanh miệng;
  • Viêm da tiếp xúc;
  • Viêm da dị ứng;
  • Nhiễm trùng thứ phát teo da;
  • Chứng vạch da;
  • Hạt kê ở da.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000:

  • Dạng mụn mủ.

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của thuốc Atcobeta-N. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy bất cứ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể khi dùng thuốc Atcobeta-N thì hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Atcobeta-N

  • Các corticoid sẽ hấp thu vào cơ thể nhiều hơn nếu bôi thuốc tcobeta-N trong thời gian dài trên diện rộng của da, ở các nếp gấp da, trên vùng da mỏng hay ở vùng da đang bị băng ép (bao gồm cả việc mặc tá). Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ tại chỗ như làm mỏng da hoặc các tác dụng phụ toàn thân như giảm sản xuất các hormon tuyến thượng thận. Nếu có thể thì không nên dùng thuốc Atcobeta-N trong thời gian dài, đặc biệt là với trẻ em.
  • Chỉ được dùng thuốc Atcobeta-N để bôi ngoài da.
  • Nếu dùng thuốc Atcobeta-N để điều trị bệnh vảy nến thì cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên. Trường hợp dùng Atcobeta-N để điều trị vảy nến trong thời gian dài thì có thể khiến bệnh nặng nề hơn và tạo điều kiện chuyển thành vảy nến có mủ sau khi ngưng thuốc.
  • Không để thuốc Atcobeta-N tiếp xúc với mắt, các vùng niêm mạc mỏng. Trường hợp không may dính thuốc vào mắt, miệng và mũi thì cần rửa ngay bằng nước sạch.
  • Trường hợp cần phải băng vết thương khi dùng thuốc Atcobeta-N thì cần làm sạch da trước khi băng. Khi thuốc Atcobeta-N được chỉ định dùng trên trẻ em hay trên mặt thì không nên áp dụng kỹ thuật băng ép (kể cả việc mặc tã) trên vùng da cần điều trị. Việc này có thể làm tăng sự hấp thu thuốc Atcobeta-N vào cơ thể và dẫn đến tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi bôi thuốc Atcobeta-N, trừ khi tay đang là vùng da cần điều trị.
  • Không dùng thuốc Atcobeta-N quá thời gian bác sĩ chỉ định, hay cho các nhiễm trùng tái phát. Vì có thể làm cho da trở nên quá mẫn cảm hay dị ứng thuốc.
  • Nếu thấy nhiễm trùng lan rộng hoặc các triệu chứng bệnh không tiến triển ít sau 7 ngày điều trị thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc ngừng bôi Atcobeta-N và chuyển sang dùng đường uống.
  • Không pha loãng Atcobeta-N bằng các chất làm ẩm hay bất cứ hỗn hợp nào khác.
  • Chỉ dùng Atcobeta-N cho phụ nữ có thai khi lợi ích đem đến cao hơn hẳn nguy cơ có thể có trên thai nhi. Không nên dùng thuốc Atcobeta-N liều lượng lớn hay với thời gian kéo dài trên phụ nữ mang thai.
  • Hiện không biết Atcobeta-N được hấp thu vào máu với lượng có đủ để có thể tìm thấy trong sữa mẹ không. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng Atcobeta-N trên phụ nữ cho con bú.

7. Tương tác thuốc Atcobeta-N

Không có tương tác đáng kể khi dùng đồng thời Atcobeta-N với các sản phẩm khác. Tuy nhiên, khi bôi Atcobeta-N trên diện rộng da trong thời gian dài thì lượng hoạt chất hấp thụ vào cơ thể có thể đủ để ảnh hưởng đến các thuốc đang dùng khác.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Atcobeta-N thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Atcobeta-N phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Atcobeta-N, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Atcobeta-N là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan