Patrotadin là thuốc gì?

Thuốc Patrotadin thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, có tác dụng điều trị các triệu chứng như ho có đờm, sốt, đau đầu, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ... Thuốc Patrotadin là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc Patrotadin là thuốc gì?

Thuốc Patrotadin có chứa 4 thành phần chính là hoạt chất Paracetamol 500mg, Guaifenesin 200mg, Dextromethorphan HBr 15mg, Loratadin 5mg và một số tá dược khác vừa đủ như Lactose monohydrate, Starch1500, Microcrystalline Cellulose, Natri Croscamellose, .... Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói thành hộp gồm 10 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Patrotadin

2.1 Công dụng - chỉ định

Cơ chế hoạt động của các hoạt chất có trong thuốc:

Hoạt chất Paracetamol: đây là phần thường xuất hiện trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, có tác dụng nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể. Hoạt chất này không gây ra các tác dụng phụ lên dạ dày.

Hoạt chất Loratadin: là thành phần thuộc nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng nhờ kháng Histamin H1.

Hoạt chất Guaifenesin: có tác dụng long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp và tác động vào các liên kết của đờm, giúp cho đờm có thể được đưa ra ngoài một cách dễ dàng.

Hoạt chất: Dextromethorphan: có khả năng ức chế trung tâm ho ở não, nhờ đó giúp làm giảm ho hiệu quả.

Thuốc Patrotadin có tác dụng điều trị một số triệu chứng của các bệnh cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản như: Đờm, ho, sốt cao, cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, chảy nước mắt. Một số bệnh lý như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng.

2.2 Chống chỉ định

Thuốc Patrotadin chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn cảm với bất paracetamol, loratadin, guaifenesin, dextromethorphan hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Trẻ em nhỏ dưới 6 tuổi
  • Người bị bệnh suy hô hấp nặng, bệnh hen phế quản
  • Người bị bệnh suy thận, suy gan
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Người đang sử dụng IMAX
  • Người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Patrotadin

Cách dùng: thuốc được điều trị dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống người bệnh nên dùng một lượng nước lọc vừa đủ, tránh sử dụng cùng với các loại chất lỏng khác như rượu, bia, đồ uống có ga, tránh bẻ đôi, nghiền nát viên thuốc. Thời gian sử dụng thuốc Patrotadin là sau khi ăn no.

Liều dùng:

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em lớn trên 12 tuổi: sử dụng mỗi lần 1 viên, liều tiếp theo cần cách liều trước đó 6 giờ. Lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng quá 6 viên thuốc/ngày

Lưu ý: tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đối tượng điều trị và mục đích sử dụng của mỗi người mà liều lượng dùng thuốc Patrotadin sẽ khác nhau. Chính vì vậy người bệnh cần tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra trước khi sử dụng người dùng cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc để có cách dùng đúng nhất.

Trong trường hợp quên liều: bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo đúng với thời gian đã được chỉ định trước đó. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi số liều để bù cho lượng thuốc đã quên, tránh dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Trong trường hợp quá liều:

Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: nhức đầu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tim đập nhanh bất thường, cảm giác hồi hộp, khó thở, ...

Liên quan đến hoạt chất Paracetamol: đau bụng, buồn nôn, sau đó là đau tức sườn phải, tổn thương gan, hạ đường huyết và có thể dẫn đến tử vong.

Liên quan đến Dextromethorphan HBr: nôn, buồn nôn, buồn ngủ, lú lẫn, suy hô hấp, mất điều hòa, co giật, mờ mắt, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện.

Liên quan đến Loratadin: nhức đầu, buồn ngủ, tăng nhịp tim

Nếu người bệnh sử dụng quá liều và thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào khác thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức về số lượng thuốc mà mình đã sử dụng và tình trạng hiện tại của bản thân để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Patrotadin

Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Patrotadin mang lại, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Các triệu chứng thường gặp: nhức đầu, khô miệng, nổi mề đay, cảm giác khó chịu, ...
  • Các triệu chứng ít gặp: tim đập nhanh, ảo giác, buồn nôn, lên cơn co giật,

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào khác nghi do sử dụng thuốc thì nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để hạn chế được những rủi ro không mong muốn xảy ra.

5. Tương tác thuốc Patrotadin

Khi sử dụng, người bệnh cần ghi nhớ một số phản ứng tương tác giữa thuốc Patrotadin với các loại thuốc khác như:

Với Cimetidin, Ketoconazol, Erythromycin: làm tăng nồng độ của Loratadin

Với thuốc chống co giật như Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin, isoniazid: làm tăng độc tính của Paracetamol tại gan

Với thuốc ức chế monoaminoxydase: kết hợp cùng sẽ gây sốt cao, đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Với Celecoxib: làm tăng nồng độ trong máu và tác dụng của Loratadine

Với Leflunomide: khi kết hợp cùng sẽ gây ra các vấn đề ở gan

Lưu ý: để giảm thiểu tối đa các phản ứng tương tác không mong muốn xảy ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để được tư vấn về liệu trình điều trị và các kết hợp an toàn.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Patrotadin

Người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý khi dùng thuốc Patrotadin như sau:

Thuốc Patrotadin chỉ nên dùng để điều trị trong một khoảng thời gian ngắn, không nên dùng thuốc quá 7 ngày. Đối với những người bệnh đang bị đau mạch vành, đau thắt ngực hoặc đang trong tình trạng mắc bệnh đái tháo đường thì cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc.

Với phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú: không nên sử dụng vì thuốc có thể sẽ làm tăng khả năng sinh non với phụ nữ đang mang thai và làm tăng nguy cơ của chất kháng histamin đối với trẻ sơ sinh.

Với những người đang trong quá trình vận hành máy móc và người lái xe: không nên sử dụng, vì thuốc có thể sẽ làm tăng tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, ...

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc biết được Patrotadin là thuốc gì và có tác dụng như thế nào trong quá trình điều trị các triệu chứng như ho có đờm, sốt, đau đầu, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ... Lưu ý, thuốc Patrotadin là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người bệnh cần được thăm khám và kê đơn chứ không được tự ý sử dụng theo ý muốn của bản thân.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

197 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan