Sử dụng thuốc chống Androgen cho ai?

Thuốc kháng Androgen được chỉ định trong các bệnh lý phụ thuộc Androgen ở cả nam giới và nữ giới như ung thư tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, mụn trứng cá, bã nhờn, chứng cường androgen... Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng Androgen?

1. Androgen là gì?

Androgen là hormone do cơ thể tiết ra – còn được gọi là nội tiết tố nam. Đây là hormone chịu trách nhiệm khởi động quá trình liên quan đến sinh dục ở nam giới, tạo nên sự nam tính. Nam giới khi thiếu androgen sẽ bị nữ hóa và cơ bắp không phát triển. Trong đó, testosterone là androgen chính của nam giới, hiện diện với mức độ cao và đóng vai trò quan trọng đặc điểm của nam giới cũng như hoạt động sinh sản. Một số chức năng của testosterone ở đàn ông như sau:

  • Khởi đầu và hoàn thành quá trình dậy thì;
  • Phát triển hệ cơ xương – khớp;
  • Phát triển hệ lông trên cơ thể, bao gồm cả lông mặt;
  • Thay đổi dây thanh âm nhằm tạo ra giọng nam tính trưởng thành;
  • Phát triển chức năng tình dục và ham muốn tình dục;
  • Phát triển tuyến tiền liệt và chức năng của tuyến tiền liệt;
  • Kích thích sản xuất tinh trùng.

Ở phụ nữ, Androgen có công dụng trong quá trình phát triển dậy thì, kích thích mọc tóc vùng nách và lông mu. Đối với phụ nữ trưởng thành, Androgen đóng vai trò cần thiết trong sự tổng hợp Estrogen và được chứng minh là có công dụng trong việc ngăn ngừa mất xương, thỏa mãn ham muốn tình dục.

Ngoài ra, Androgen được chứng minh là có công dụng điều chỉnh chức năng của nhiều cơ quan, bao gồm cả thận, gan, hệ sinh sản, chuyển hóa xương và cơ.

2. Thuốc kháng Androgen được dùng trong trường hợp nào?

Ở nữ giới, một lượng nhỏ Androgen được sản xuất ra ở vỏ thượng thận và buồng trứng. Hàm lượng Androgen tiết quá cao và estrogen tiết quá thấp ở nữ giới sẽ gây ra những tình trạng như cơ bắp to, khung xương to, lông mọc rậm rạp... Sử dụng thuốc kháng androgen ở phụ nữ trong những trường hợp sau:

  • Điều trị chứng nhiều lông;
  • Thuốc kháng androgen trị mụn trứng cá;
  • Điều trị quá sản, carcinom tuyến tiền liệt;
  • Giảm chứng rụng tóc ở cả nam giới và nữ giới.

Ở nam giới, thuốc kháng androgen được chỉ định trong những trường hợp sau:

3. Các loại thuốc kháng Androgen

3.1. Thuốc chẹn thụ thể androgen

Thuốc chẹn thụ thể androgen gồm Flutamide, Spironolacton, Cyproterone Acetate. Các loại thuốc này được sử dụng trong điều trị một số rối loạn như chứng rậm lộng, trứng cá hay rụng tóc androgen ở phụ nữ:

  • Spironolactone: Là chất chẹn thụ thể androgen tác dụng ngăn chặn androgen gắn vào thụ thể của nó, đồng thời ức chế sinh tổng hợp androgen. Tuy nhiên Spironolactone có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tính cách, triệu chứng dạ dày ruột (tiêu chảy, nôn, buồn nôn, chán ăn), tăng huyết áp khi đứng, triệu chứng thần kinh trung ương (chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi). Phần lớn các tác dụng phụ ít gặp hơn ở liều điều trị thấp;
  • Cyproterone Acetate: Tác dụng kháng thụ thể androgen mạnh gấp đôi khi phối hợp với thuốc uống tránh thai. Cơ chế tác động của Cyproterone Acetate là ức chế quá trình chuyển DHEA thành Androstenedione do ức chế hoạt động của 3β – HSD, từ đó làm giảm nồng độ testosterone và tuyến bã giảm sản xuất bã nhờn. Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, thay đổi tính cách, buồn nôn, ra máu bất thường, nặng hơn là ngộ độc gan phụ thuộc liều;
  • Flutamide: Là một trong các thuốc chống androgen. Hiệu lực chẹn thụ thể Androgen được FDA công nhận điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Thuốc có hiệu quả trong điều trị rụng tóc androgen, mụn trứng cá, chứng rậm lông/ Flutamide có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn dạ dày, cương cứng vú, giảm ham muốn, nghiêm trọng hơn có thể gặp là tử vong do viêm gan (vì vậy người bệnh cần làm xét nghiệm chức năng gan trước khi điều trị).

3.2. Glucocorticoid

Glucocorticoid tác dụng ức chế tuyến thượng thận sản xuất androgen ở người bệnh cường tuyến thượng thận thứ phát sau loạn sản thượng thận bẩm sinh. Glucocorticoid cung cấp thay thế androgen bình thường, từ đó làm giảm sự bài tiết quá mức androgen ở tuyến thượng thận, giảm mụn và giảm các triệu chứng lâm sàng.

3.3. Thuốc ức chế buồng trứng sản xuất androgen

Các thuốc trong nhóm này còn được gọi là thuốc tránh thai đường uống, tác dụng theo cơ chế giảm sản xuất Androgen, do đó giảm sản xuất bã nhờn (ức chế sản xuất LH từ tuyến yên), từ đó làm buồng trứng giảm tổng hợp androgen. Estrogen có trong thuốc tránh thai có tác dụng kích thích SHBG nên làm giảm nồng độ testosterone tự do.

Các thuốc trong nhóm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tăng cân, đau đầu, xuất huyết tử cung, đau vú... Biến chứng nặng nhất có thể gặp là tắc mạch (nguy cơ này thấp hơn ở phụ nữ dưới 35 tuổi và không hút thuốc lá).

Như vậy thuốc kháng androgen được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến nội tiết tố ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh. Hy vọng qua những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về công dụng, lưu ý khi sử dụng thuốc kháng androgen.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan