Tác dụng thuốc Treanda

Thuốc Treanda có thành phần là Bendamustine, được chỉ định trong điều trị ung thư can thiệp vào sự phát triển và sự lây lan của các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể. Thuốc được bào chế ở dạng tiêm và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

1. Cơ chế hoạt động của thuốc Treanda

Thuốc Treanda được chuyển hoá khá rộng rãi qua đường thuỷ phân, oxy hoá và liên hợp. Thành phần Bendamustine của thuốc Treanda có thể được chuyển hoá chủ yếu qua quá trình thuỷ phân thành các chất chuyển hoá monohydroxy và dihydroxy entamustin có hoạt tính gây độc tế bào trong ống nghiệm. 2 chất chuyển hoá này có hoạt tính M3 và M4, chủ yếu được hình thành qua CYP1A2. Nồng độ của M3 và M4 trong huyết thanh tương ứng là 1/10 và 1/100 với các chất phụ tương ứng.

Thuốc Treanda sau khi được đưa vào cơ thể bằng 1 liều tiêm duy nhất sẽ hình thành liên kết giữa Bendamustine với protein với dao động từ 94 đến 96% và không phụ thuộc vào nồng độ từ 1 đến 50 microgam/ml. Tỷ lệ nồng độ máu trên huyết thương trong cơ thể khi thực hiện tiêm Treanda có thể dao động từ 0.84 đến 0.86 trong khoảng nồng độ từ 10 đến 100 microgam/ ml.

Thể tích thuốc Treanda phân bố trong cơ thể luôn ở trạng thái ổn định trung bình của Bendamustine với hàm lượng khoảng từ 20 đến 25 lít.

Sau khi tiêm liều thuốc Treanda duy nhất thông qua tĩnh mạch trong khoảng hơn 1 giờ thì thời gian bán thải trung gian của hợp chất gốc thường là 40 phút. Thời gian thải trừ cuối trung bình của cả 2 chất chuyển hoá có hoạt tính M3 và M4 tương ứng với khoảng thời gian là 3 giờ và 30 phút. Độ thanh thải của thuốc Treanda ở người là khoảng 700ml/ phút.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Treanda

Thuốc Treanda có thành phần hoạt chất chính là Bendamustine - được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tínhbệnh bạch huyết không Hodgkin tế bào B sau khi các loại thuốc khác đã được thử nghiệm mà không điều trị thành công với tình trạng này.

Tuy nhiên, Treanda cũng chống chỉ định với một số trường hợp người bệnh quá mẫn với hoạt chất hoặc tá dược của thuốc.

3. Cách sử dụng và liều lượng sử dụng thuốc Treanda

Thuốc Treanda được sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch với tần suất 2 ngày liên tiếp cứ sau 21 đến 28 ngày. Người bệnh có thể nhận tối đa 8 lần điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh. Với những trường hợp người bệnh có cảm giác nóng rát hoặc đau, sưng ở vị trí tiêm Treanda cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Thời gian tiêm truyền tĩnh mạch với thuốc Treanda có thể kéo dài trong khoảng 30 phút.

  • Với trường hợp điều trị cho bạch cầu lympho mạn tính, liều khuyến cáo sử dụng là 100mg/ m2 vào ngày 1 và ngày 2 của chu kỳ 28 ngày, và có tối đa 6 chu kỳ. Thời gian tiêm truyền tĩnh mạch với thuốc Treanda có thể kéo dài trong khoảng 30 phút. Điều chỉnh liều đối với độc tính huyết học: Độc tính mức 3 trở lên thì nên giảm liều xuống 50mg/ m2 vào ngày 1 và ngày 2 của mỗi chu kỳ. Nếu độc tích mức 3 có tái phát nhiều lần thì nên giảm liều Treanda xuống 25mg/ m2 vào ngày 1 và ngày 2 của mỗi chu kỳ. Việc điều chỉnh đối với độc tính không liên quan đến huyết học với độc tính mức 3 trở lên có ý nghĩa lâm sàng thì giảm liều Treanda xuống 50mg/ m2 vào ngày 1 và ngày 2 của mỗi chu kỳ.
  • Trường hợp điều trị cho ung thư hạch không hodgkin với liều khuyến cáo 120mg/m2 tiêm tĩnh mạch vào ngày 1 và ngày 2 của chu kỳ 21 ngày và có tối đa 8 chu kỳ. Thuốc Treanda được truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian 60 phút. Nên trì hoãn sử dụng thuốc Treanda nếu có trường hợp độc tính huyết học mức 4 hoặc có ỹ nghĩa lâm sàng lớn hơn hoặc động tính không huyết học độ 2. Khi độc tính không liên quan đến huyết học đã phục hồi xuống dưới hoặc bằng độ 1 hoặc công thức máu đã được cải thiện thì có thể sử dụng Treanda theo chỉ định của bác sĩ. ĐIều chỉnh liều độc tính đối với độc tính cấp 4 trở lên sẽ giảm liều xuống 90mg/m2 vào ngày 1 và ngày 2 của chu kỳ, nếu độc tính mức 4 có tái phát thì giảm liều Treanda xuống 60mg/m2 vào ngày 1 và ngày 2 của chu kỳ. Điều chỉnh độc tính với trường hợp không liên quan đến huyết học với độc tính mức 3 trở lên giảm liều xuống 90mg/m2 vào ngày 1 và ngày 2 của mỗi chu kỳ, nếu độc tính cấp 3 trở lên tái phát thì giảm liều xuống 60mg/m2 vào ngày 1 và ngày 2 của chu kỳ.
  • Với trường hợp người bệnh đã từng mắc viêm gan B thì sử dụng thuốc Treanda có thể khiến cho virus viêm gan hoạt động trở lại và khiến cho bệnh càng trở nên tồi tệ. Vì vậy, người bệnh cần được thường xuyên thực hiện xét nghiệm chức năng gan khi sử dụng thuốc và trong vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc Treanda.

Thuốc Treanda khi tiêm vào cơ thể có thể làm giảm tế bào máu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp máu đông lại. Nếu người bệnh có tình trạng dễ bị nhiễm trùng hoặc thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong thì cần kiểm tra máu thường xuyên.

4. Tác dụng phụ của thuốc Treanda và một số lưu ý khi sử dụng

Thuốc Treanda có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị bao gồm: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ợ nóng, táo bón, đau hoặc sưng bao tử, xuất hiện vết loét và mảng trắng trong miệng, khô miệng, mùi vị khó chịu trong miệng hoặc khó nếm thức ăn, ăn không có cảm giác ngon, giảm cân mất kiểm soát, đau đầu, phiền muộn, khó đi vào giấc ngủ, đau lưng, xương khớp, cánh tay chân và da khô , ... Tuy nhiên, với một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng với những triệu chứng sau và cần phải báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ: Đau nhiều ở vị trí tiêm, tổ ong, phát ban, ngứa, phồng rộp da, khó thở hoặc khó nuốt, đau ngực, tim đập nhanh, mệt và suy nhược quá mức, da nhợt nhạt, sốt ớn lạnh và có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu và bầm tím bất thường, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu....

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Treanda:

  • Thuốc Treanda có thể gây vô sinh cho nam giới. Tình trạng này có thể hết sau khi điều trị với thuốc nhưng cũng có thể kéo dài vài năm hoặc vĩnh viễn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Treanda cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro có thể gặp.
  • Trước khi sử dụng thuốc Treanda người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc họ đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin... Bởi vì thuốc Treanda và một số loại thuốc có thể làm tăng mức độ của Treanda trong cơ thể. Một số loại thuốc có thể ngăn cơ thể tạo ra CYP1A2 và có thể ngăn cơ thể pháo vỡ Treanda. Khi đó, có thể làm cho mức Treanda trong cơ thể trở nên quá cao, và làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn fluvoxamine, ciprofloxacin, thuốc tránh thai có chứa ethinyl estradiol , Allopurinol
  • Nếu người bệnh là phụ nữ thì không nên sử dụng thuốc Treanda khi đang mang thai. Vì vậy, trước khi thực hiện phương pháp điều trị này người bệnh cần được kiểm tra kỹ lưỡng xem có thai hay không. Cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả để tránh mang thai trong thời gian điều trị với thuốc Treanda.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Treanda, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Treanda là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Nguồn tham khảo: webmd.com, drugs.com, accessdata.fda.gov

19 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan