Thuốc Lortab: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau là triệu chứng thường gặp. Nếu đau mạn tính hoặc đau mức độ nặng cần dùng đến các nhóm thuốc opioid để giảm đau. Thuốc lortab với thành phần hydrocodone và acetaminophen giúp giảm đau hiệu quả. Lortab được chỉ định cho các trường hợp đau vừa đến nặng nhưng cần được kê đơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

1. Các thành phần của thuốc Lortab

Thuốc Lortab có thành phần kết hợp của acetaminophen (thuốc giảm đau không opioid) và hydrocodone (thuốc giảm đau opioid).

Hydrocodone là một loại thuốc giảm đau opioid có nguồn gốc tổng hợp , thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Cơ chế tác dụng của hydrocodone là gắn vào thụ thể opioid tập trung nhiều ở vùng hệ thần kinh trung ương, ngoại biên và cả đường tiêu hóa.... Từ đó, hydrocodone tác động trên hệ thống thần kinh, giúp làm giảm phản ứng đau và ngừng hoặc ngăn ngừa ho do giảm dẫn truyền tín hiệu đau đến não, đồng thời làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể lên. Khi sử dụng hydrocodone trong một thời gian dài có thể tạo thành thói quen, gây lệ thuộc thuốc cả về tinh thần hoặc thể chất. Sự lệ thuộc về mặt tinh thần không có khả năng xảy ra khi được sử dụng cho mục đích giảm đau. Sự phụ thuộc về thể chất có thể dẫn đến các tác dụng phụ khi ngừng điều trị thuốc đột ngột. Do đó, trước khi ngừng điều trị hoàn toàn cần giảm liều dần dần để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng khi cai thuốc.

Acetaminophen là thuốc giảm đau thường dùng nhất, có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các loại thuốc khác. Acetaminophen có tên thương mại là Tatanol, Paracetamol, Tylenol được dùng để giảm các cơn đau và hạ sốt, có thể dùng trong một thời gian dài. Đây là loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình, khi dùng kèm sẽ làm tăng tác dụng của hydrocodone. Tuy nhiên, acetaminophen có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khác khi dùng với liều lượng lớn hay uống kéo dài với liều cao, bao gồm tổn thương gan.

2. Công dụng và chỉ định của thuốc Lortab

Các thuốc giảm đau như paracetamol, kháng viêm không steroid thường dùng trong các trường hợp đau cấp tính, đau mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc Lortab với thành phần kết hợp của acetaminophen và hydrocodone được sử dụng để làm giảm đau mức độ trung bình đến nặng. Lortab cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc. Các trường hợp chỉ định dùng thuốc Lortab như:

  • Đau đầu mức độ vừa đến nặng
  • Đau do ung thư
  • Đau do chấn thương nặng
  • Đau sau phẫu thuật

Lortab có thể dùng phối hợp với thuốc giảm đau loại kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen.

Thuốc Lortab dùng trong một số trường hợp đau
Thuốc Lortab dùng trong một số trường hợp đau

3. Cách sử dụng Lortab

Dùng thuốc Lortab bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ và tờ thông tin đính kèm trong thuốc. Lortab có thể uống cùng với thức ăn hoặc không. Nếu bị buồn nôn hay nôn ói thì nên uống Lortab cùng với thức ăn và dùng thêm thuốc chống nôn ói theo toa bác sĩ, đồng thời dùng những cách khác để giảm buồn nôn như nằm xuống trong 1 đến 2 giờ để tránh cử động đầu càng ít càng tốt.

Liều lượng thuốc Lortab sử dụng dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Ở trẻ em, liều lượng thuốc còn dựa trên cân nặng. Liều Lortab dùng thông thường cho người lớn là 1 viên mỗi 4 đến 6 giờ khi cần thiết để giảm đau, tổng liều không được vượt quá 6 viên mỗi ngày.

Thuốc giảm đau Lortab có hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau xuất hiện, không nên đợi đến khi cơn đau trở nên tồi tệ hơn mới sử dụng vì khi đó có thể thuốc không có tác dụng. Trong quá trình sử dụng, không được phép tự ý tăng liều, tăng số lần dùng thuốc cũng như tăng thời gian dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngừng thuốc từ từ, đúng cách theo sự hướng dẫn.

Nếu đang dùng thuốc Lortab thường xuyên, hãy dùng liều thuốc đã quên ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều thuốc đã quên nếu gần đến thời gian cho liều dự kiến ​​tiếp theo.

Nếu uống quá nhiều thuốc theo quy định, nêu lưu ý các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

4. Tác dụng phụ của thuốc Lortab

Thuốc lortab có tác dụng phụ của các thuốc thành phần nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra và mức độ nghiêm trọng tuỳ thuộc vào đối tượng và lượng thuốc đã uống. Một số tác dụng phụ của Lortab như:

  • Dị ứng: phát ban da, sưng phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng, khó thở.
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Đau bụng, táo bón
  • Mờ mắt
  • Khô miệng
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Các vấn đề về hô hấp (thở chậm, ức chế phản xạ ho) nhất là ở người lớn tuổi.
  • Các vấn đề tình dục, mất hứng thú với tình dục, bất lực, vô sinh.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược trầm trọng.
  • Hội chứng serotonin: sốt, đổ mồ hôi, run, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, kích động, ảo giác, cứng cơ, co giật, mất phối hợp vận động.
  • Các dấu hiệu ngộ độc acetaminophen: chán ăn, buồn nôn, nôn ói, đau bụng trên, ngứa, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc vàng mắt, rối loạn đông máu, bệnh não - gan, suy gan, suy thận cấp, suy đa tạng.
  • Các dấu hiệu ngộ độc hydrocodone: yếu cơ, ngất, mạch nhẹ yếu, nhịp tim chậm, hôn mê, da niêm nhợt nhạt, thở nông hoặc ngưng thở.
Lortab
Lortab có thể gây dị ứng cho một số người sử dụng

5. Những lưu ý khí sử dụng thuốc Lortab

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về công dụng, tác dụng phụ cũng như cách dùng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Ngừng thuốc Lortab đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc, đặc biệt nếu người bệnh đã sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng với liều lượng cao. Để ngăn chặn hội chứng cai nghiện, cần giảm liều thuốc từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng cai nghiện nào sau đây:

  • Bồn chồn, lo lắng.
  • Thay đổi trạng thái tâm thần bao gồm khó ngủ, có ý định tự tử
  • Chảy nước mắt, chảy nước mũi
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Sốt, đổ mồ hôi
  • Đau cơ, co giật cơ
  • Đột ngột thay đổi hành vi.

Khi sử dụng Lortab trong một thời gian dài, thuốc có thể không còn có tác dụng. Nếu cơn đau không thuyên giảm hay trở nên tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh liều lượng cũng như lựa chọn thuốc phối hợp thêm.

Không lái xe, vận hành máy móc vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc như buồn ngủ, chóng mặt, hạ huyết áp

Không uống thức uống có cồn vì sẽ làm tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Cất giữ thuốc ở nơi xa tầm tay trẻ em. Không đưa thuốc cho người khác uống dù có tình trạng bệnh tương tự.

Trước khi dùng thuốc Lortab, hãy báo với bác sĩ các tình trạng sau:

  • Đang có thai, cho con bú hoặc lên kế hoạch để có thai. Acetaminophen và hydrocodone có thể đi qua sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé.
  • Đang mắc bệnh lý về gan, xơ gan
  • Tiền căn nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý.
  • Tiêu chảy, viêm ruột, tắc ruột, táo bón.
  • Suy thận
  • Huyết áp thấp hoặc nếu đang bị mất nước.
  • Tiền sử chấn thương đầu, đột quỵ hoặc khối u não
  • Hen suyễn, COPD, hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các rối loạn hô hấp khác
  • Đang dùng thuốc warfarin vì tương tác thuốc giữa Lortab và warfarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Đang dùng thuốc kháng histamin (thuốc dị ứng), thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ. Tương tác giữa thuốc Lortab với các thuốc này làm người bệnh buồn ngủ và thở chậm.
  • Đang dùng thuốc chống trầm cảm (nhất là thuốc ức chế MAO), thuốc điều trị bệnh Parkinson, đau nửa đầu, nhiễm trùng nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong cơ thể, gây hội chứng serotonin.
  • Đang dùng thuốc có chứa thành phần acetaminophen, vì có nguy có quá liều thuốc.
  • Các loại vitamin, thuốc thảo dược đang uống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

156 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Acephen
    Công dụng của thuốc Acephen

    Acephen là thuốc giảm đau hạ sốt được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng. Thuốc có thành phần chính là acetaminophen. Cùng tìm hiểu về cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể gặp khi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Acepron 500 mg
    Công dụng thuốc Acepron 500 mg

    Acepron 500 mg là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được dùng để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng, tránh dùng quá liều hoặc quên ...

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • Cetafenac
    Công dụng thuốc Cetafenac

    Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen, Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Thuốc được bào chế dưới ...

    Đọc thêm
  • nadylanzol
    Công dụng thuốc Mekotamol

    Mekotamol là thuốc giảm đau, hạ sốt nên thường dùng điều trị các triệu chứng trong trường hợp: cảm sốt, đau đầu, sổ mũi do dị ứng thời tiết, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi cấp... Tham ...

    Đọc thêm