Công dụng thuốc Cetafenac

Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen, Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

1. Thuốc Cetafenac là thuốc gì?

Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen. Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

Hoạt chất chính Acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Thuốc được chỉ định để điều trị đau nhẹ tới vừa: đau do hành kinh, nhức đầu, thoái hóa khớp, tổn thương mô mềm, kể cả đau nửa đầu; sốt bao gồm cả sốt sau khi tiêm chủng.

2. Thuốc Cetafenac công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Cetafenac có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

2.1. Điều trị dài hạn các triệu chứng

2.2. Điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn cấp tính

  • Bệnh thấp khớp và tổn thương cấp tính sau chấn thương của hệ vận động như viêm gân, viêm màng hoạt dịch, viêm bao hoạt dịch, viêm quanh khớp vai cẳng tay, viêm gân bao hoạt dịch.
  • Viêm khớp vi tinh thể.
  • Bệnh khớp.
  • Đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nghiêm trọng.
  • Cơn thống phong giai đoạn cấp tính.
  • Hội chứng đau cột sống. Bệnh thấp ngoài khớp. Giảm đau sau khi can thiệp phẫu thuật.
  • Cơn Migraine.
  • Cơn đau quặn thận, quặn mật.
  • Giảm đau sau can thiệp phẫu thuật hoặc chấn thương như phẫu thuật nha khoa hay chỉnh hình. Các tình trạng đau hay viêm trong phụ khoa, cụ thể như đau bụng kinh hay viêm phần phụ.

Đồng thời, thuốc Cetafenac là thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm nhiễm tai, mũi, họng, như viêm tai, viêm họng amidan. Theo nguyên tắc trị liệu chung, nên thực hiện áp dụng những biện pháp thích hợp để điều trị bệnh gốc. Những trường hợp bị sốt đơn thuần không phải là một chỉ định điều trị.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cetafenac

3.1. Cách dùng thuốc Cetafenac

Thuốc Cetafenac được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

3.2. Liều dùng của thuốc Cetafenac

3.2.1. Liều dùng điều trị các bệnh về xương khớp

  • Tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng cá nhân và cần phải dùng liều dùng thấp nhất có tác dụng. Trong điều trị trong thời gian dài ngày, kết quả phần lớn sau khi điều trị 6 tháng đầu và thường được duy trì sau đó.
  • Liều điều trị viêm đốt sống cứng khớp: Uống 100 – 125mg/ngày, chia làm nhiều lần (25mg, bốn lần trong ngày, thêm một lần 25mg vào lúc đi ngủ nếu cần).
  • Liều dùng điều trị thoái hóa (hư) khớp: Uống 100 – 150mg/ngày, chia làm nhiều lần (50mg, hai đến ba lần một ngày, hoặc 75mg, ngày hai lần). Ðiều trị dài ngày: uống 100mg/ngày; không nên dùng liều cao hơn.
  • Liều dùng điều trị hư khớp: 100mg/ngày, uống làm một lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ hoặc uống 50mg, ngày hai lần.
  • Liều dùng điều trị viêm khớp dạng thấp: Viên giải phóng kéo dài natri diclofenac, viên giải phóng nhanh kali diclofenac hay viên bao tan ở ruột: 100 – 200mg/ngày uống làm nhiều lần (50mg, ngày ba hoặc bốn lần, hoặc 75mg, ngày hai lần). Tổng liều dùng tối đa 200mg/ngày.
  • Liều dùng điều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: Liều khuyên nên dùng là 100mg/ngày và nếu cần tăng, lên tới 200mg/ngày, chia hai lần.
  • Liều dùng điều trị viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: uống 1 – 3mg/kg/ngày, chia làm 2 tới 3 lần.

3.2.2. Liều dùng điều trị đau

  • Liều dùng điều trị đau cấp hay thống kinh nguyên phát: Viên giải phóng nhanh kali diclofenac 50mg, ba lần một ngày.
  • Liều dùng điều trị đau tái phát, thống kinh tái phát: Liều đầu là 100mg, sau đó 50mg, ba lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa khuyên dùng mỗi ngày là 200mg vào ngày thứ nhất, sau đó là 150mg/ngày.
  • Liều dùng điều trị đau trong ung thư: dùng 100mg, ngày hai lần.

3.3. Trường hợp quá liều thuốc Cetafenac

  • Điều trị ngộ độc cấp thuốc kháng viêm phi steroid chủ yếu bao gồm các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Quá liều thuốc có chứa hoạt chất Diclofenac không gây ra các dấu hiệu lâm sàng điển hình. Các biện pháp điều trị khi quá liều bao gồm việc loại bỏ chất thuốc nuốt vào càng sớm càng tốt bằng cách rửa dạ dày và sử dụng than hoạt tính.
  • Các triệu chứng có thể gặp phải khi quá liều thuốc Cetafenac bao gồm hạ huyết áp, suy thận, co giật, kích ứng dạ dày-ruột, suy hô hấp có thể xử lý bằng những biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cetafenac

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cetafenac cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra khi sử dụng thuốc này, bao gồm:

4.1. Đối với hệ tiêu hóa

  • Đôi khi xuất hiện đau rát vùng thượng vị, có những rối loạn tiêu hóa như nôn, mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn.
  • Hiếm gặp trường hợp xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, viêm loét đường tiêu hóa với xuất huyết hay thủng.
  • Trường hợp ngoại lệ: Bệnh ở bụng dưới như viêm kết tràng xuất huyết không chuyên biệt, cơn kịch phát viêm loét kết tràng hay bệnh Crohn, viêm lưỡi, táo bón, viêm ruột dạng biểu đồ hay viêm tụy.

4.2. Đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại biên

  • Đôi khi gặp tình trạng đau nhức đầu, choáng váng hay chóng mặt.
  • Hiếm gặp tình trạng tăng cảm giác mệt mỏi.
  • Trường hợp ngoại lệ: Rối loạn cảm giác kể cả dị cảm, rối loạn trí nhớ, mất định hướng, rối loạn thị giác (giảm thị lực, song thị), giảm thính lực, ù tai, dễ bị kích thích, co giật, trầm cảm, lo âu, ác mộng, run rẩy, phản ứng tâm thần hay rối loạn vị giác.

4.3. Đối với da

  • Đôi khi gặp tình trạng phát ban trên da.
  • Hiếm gặp tình trạng nổi mề đay.
  • Trường hợp ngoại lệ như chàm, hồng ban đa dạng, phát ban có bọng nước, đỏ da (viêm da tróc mảng), hội chứng Stevens Johnson, hội chứng Lyell, (chứng đỏ da bóng tróc biểu bì), rụng tóc, phản ứng cảm quang, ban xuất huyết, bao gồm cả ban xuất huyết do dị ứng.

4.4. Đối với thận

  • Trường hợp ngoại lệ: Suy thận giai đoạn cấp tính, tiểu tiện ra máu, protein niệu, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, hoại tử nhú thận.

4.5. Đối với gan

  • Trường hợp ngoại lệ: Tăng chỉ số transaminase trong huyết thanh (SGOT, SGPT).
  • Hiếm gặp viêm gan với vàng da hay không, có thể xảy ra đột ngột trong một vài trường hợp.

4.6. Đối với hệ huyết học

Trường hợp ngoại lệ: Giảm số lượng tiểu cầu, giảm số lượng bạch cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, thiếu máu bất sản.

4.7. Phản ứng quá mẫn cảm

  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn cảm như hen suyễn, phản ứng phản vệ/giống phản vệ, kể cả hạ huyết áp.
  • Trường hợp ngoại lệ: viêm phổi, viêm mạch, đánh trống ngực, đau tức vùng ngực, tăng huyết áp, suy tim.

5. Tương tác của thuốc Cetafenac

Tương tác của thuốc Cetafenac có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Trường hợp kê toa đồng thời, thuốc có chứa hoạt chất Diclofenac có thể làm tăng nồng độ của Lithium và Digoxine. Nhiều thuốc kháng viêm không steroid có thể ức chế tác động của thuốc lợi tiểu. Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali đôi khi sẽ gây tăng kali trong máu, do đó cần phải theo dõi. Khi sử dụng thuốc Cetafenac đồng thời với nhiều thuốc kháng viêm không steroid hoặc glucocorticoid sẽ làm tăng các tác dụng không mong muốn. Mặc dù kết quả của các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng hoạt chất chính Diclofenac không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng đông, một vài báo cáo dùng đồng thời diclofenac và thuốc kháng đông sẽ tăng nguy cơ xuất huyết; do đó cần phải tăng cường theo dõi ở những trường hợp này.
  • Như những thuốc kháng viêm không steroid, sử dụng thuốc Cetafenac liều cao (200 mg) có thể tạm thời gây ức chế kết tập tiểu cầu. Thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid dưới 24 giờ trước hoặc sau khi điều trị bằng thuốc Methotrexate do nồng độ trong máu và độc tính của chất này có thể tăng. Độc tính trên thận của Cyclosporin tăng khi sử dụng đồng thời với các thuốc kháng viêm không steroid do tác động của kháng viêm không steroid trên các Prostaglandin ở thận.
  • Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Cetafenac. Tương tác của thuốc Cetafenac có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết về những loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.
  • Tương tác của thuốc Cetafenac với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Cetafenac hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Cetafenac cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay dùng thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Cetafenac

6.1. Chống chỉ định của thuốc Cetafenac

Chống chỉ định của thuốc Cetafenac với những trường hợp sau đây:

  • Viêm loét dạ dày
  • Người bệnh quá mẫn cảm với hoạt chất
  • Hen phế quản
  • Nổi mề đay
  • Viêm mũi cấp tính khi điều trị với acid acetylsalicylic hoặc các chất ức chế tổng hợp prostaglandin khác.

Những chống chỉ định như cung cấp ở trên là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc điều trị với loại thuốc này. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị, tốt nhất bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng.

6.2. Thận trọng khi điều trị với thuốc Cetafenac

Trước khi dùng thuốc Cetafenac, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với hoạt chất Acetaminophen hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Cetafenac;
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh lý về gan (như suy gan), suy thận, thiếu máu mạn tính, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn;
  • Bạn bị mắc bệnh phenylceton niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ);
  • Bạn có thai khi đang sử dụng thuốc Cetafenac: Do thận trọng, không nên điều trị với loại thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Sử dụng với phụ nữ đang cho con bú: Sau khi uống liều 50 mg trong khoảng thời gian 8 giờ, hoạt chất của thuốc Cetafenac qua được sữa mẹ với số lượng nhỏ, tuy nhiên không có tác dụng không mong muốn nào được ghi nhận khi sử dụng với đối tượng là trẻ nhũ nhi.
  • Bảo quản thuốc Cetafenac ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Cetafenac tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Cetafenac khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đổi chất. Tham khảo ý kiến từ những công ty bảo vệ môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hay xả thuốc xuống bồn cầu hoặc những đường ống dẫn nước.

Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen, Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo sử dụng thuốc Cetafenac an toàn và hiệu quả.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

110 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan