Thuốc Zengesic có thể gây tác dụng phụ nào?

Thuốc Zengesic chứa thành phần chính là Paracetamol, diclofenac natri, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị bệnh gút, các bệnh về xương khớp. Vậy nên dùng thuốc Zengesic như thế nào?

1. Thuốc Zengesic chữa bệnh gì?

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:

  • Kháng viêm, giảm đau trong các trường hợp viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, đau nhức do trật khớp
  • Điều trị các rối loạn về cơ xương như viêm gân, bong gân, đau hậu phẫu thuật, giảm đau trong các cơn đau quặn thận.
  • Giảm các triệu chứng sốt do vi khuẩn, nhức đầu, đau răng, đau tai, đau nhức do cảm cúm.
  • Điều trị viêm do nhiễm trùng, đau bụng kinh, sốt kèm viêm nhiễm

2. Liều lượng- cách dùng thuốc Zengesic

2.1. Cách dùng

Zengesic được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được sử dụng để uống. Uống thuốc với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, tuyệt đối không dùng loại nước khác uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là sau khi ăn.

2.2. Liều lượng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng 1 viên paracetamol 500 mg / Diclofenac sodium 50 mg /lần uống, ngày uống 2 đến 3 lần.

3. Quá liều thuốc Zengesic

Khi người bệnh sử dụng quá liều lượng thuốc cho phép sẽ gặp một số triệu chứng sau: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau thương vị, xuất huyết tiêu hóa, ù tai, choáng váng, ngất, thậm chí là co giật. Ở một số trường hợp có thể gặp suy thận do nhiễm độc và tổn thương gan.

Phương pháp xử lý: Sau khoảng 1 giờ uống quá liều lượng thuốc cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên điều trị theo từng triệu chứng, cụ thể:

  • Người bệnh có thể dùng than hoạt tính để giảm độc tố của thuốc.
  • Ở người lớn có thể cần phải rửa dạ dày nếu nhiễm độc nặng.
  • Khi xuất hiện cơn co giật nên được điều trị bằng diazeopam tiêm tĩnh mạch. Với triệu chứng nôn có thể dùng liệu pháp chống nôn nếu triệu chứng này kéo dài.
  • Acetylcystein được dùng như một chất giải độc trong điều trị ngộ độc paracetamol.

4. Chống chỉ định thuốc Zengesic

  • Không sử dụng thuốc với những bệnh nhân bị dị ứng với thành phần Paracetamol, diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Người bệnh bị hen suyễn, bị bệnh tim mạch, co thắt phế quản, suy thận nặng hoặc suy gan nặng, chảy máu.
  • Người bệnh đang dùng thuốc chống đông counmarin.
  • Người bệnh bị suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc do suy thận, tốc độ lọc máu cầu thận dưới 30ml/phút.
  • Người bị bệnh chất tạo keo không nên sử dụng thuốc do thuốc có thể gây nguy cơ viêm màng não vô khuẩn.
  • Người bệnh thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Zengesic

  • Thận trọng dùng với với người bệnh bị suy tim, người già, bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Người bệnh có tiền sử bị loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa, người bệnh bị phenylceton-niệu, thiếu máu và uống nhiều rượu.
  • Người bệnh có tiền sử bị rối loạn đông máu, chảy máu.
  • Cẩn trọng sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, trường hợp cần thiết cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú: Thuốc được sử dụng ở cuối thai kỳ sẽ gây ra tình trạng đóng sớm ống động mạch, nếu thực sự cần thiết phải dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Với những người thường xuyên lái xe vận hành máy móc: Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác. Do vậy, không dùng khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Zengesic

  • Một số tác dụng phụ thường gặp như đau thượng vị, bồn chồn, nhức đầu
  • Phản ứng ít gặp như nôn, buồn nôn, phát ban, rối loạn tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, gây độc tính trên thận nếu sử dụng thuốc kéo dài, dị ứng, choáng phản vệ, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu, tụt huyết áp, viêm mũi, mề đay, buồn ngủ, trầm cảm, đau thắt phế quản.
  • Phản ứng hiếm gặp như viêm màng não vô khuẩn, viêm bàng quang, rối loạn co bóp túi mật, suy thận cấp, hội chứng thận hư.

Dù gặp phản ứng nào, người bệnh cũng nên báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời

7. Tương tác thuốc Zengesic

Khi sử dụng Zengesic với các loại thuốc sau có thể xảy ra một số tương tác làm ảnh hưởng đến công dụng của thuốc hoặc là gia tăng phản ứng phụ không mong muốn như:

  • Thuốc chống đông máu nhóm Coumarin, Heparin, Indandion: Gây ra phản ứng nhẹ làm tăng tác dụng chống đông,thậm chí là có nguy cơ xuất huyết nặng.
  • Khi sử dụng thuốc người bệnh có uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.
  • Sử dụng kết hợp với Probenecid sẽ làm giảm quá trình đào thải của paracetamol.
  • Dùng chung với thuốc chống co giật như Carbamazepin, Barbitura, Phenytoi, thuốc chống lao sẽ làm tăng nguy cơ gây độc tính trên gan.
  • Dùng chung với thuốc kháng sinh nhóm Quinolon sẽ gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến co giật.
  • Dùng với các Glucocorticoid, Aspirin tăng nguy cơ làm tổn thương dạy dày-ruột.
  • Kết hợp với Lithi làm tăng nồng độ Lithi trong huyết thanh và gây độc.
  • Dùng cùng lúc với Ticlopidin làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Dùng với Methotrexat sẽ làm tăng độc tính của Methotrexate.

Để thuốc dùng được hiệu quả và an toàn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thuốc là thực phẩm chức năng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

377 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan