Ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc

Hỗn dịch thuốc là một trong những dạng bào chế trong tân dược thường được sử dụng. Cùng tìm hiểu thuốc hỗn dịch là gì? Ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc ngay trong bài viết sau đây.

1. Hỗn dịch thuốc là gì?

Hỗn dịch thuốc là thuật ngữ dùng để chỉ dạng bào chế của thuốc. Ở dạng bào chế này thuốc hỗn dịch có dạng lỏng dùng bằng cách:

Trong hỗn dịch thuốc có các chất rắn không tan/ khó tan được phân tái dưới dạng hạt có kích thước nhỏ trong các dẫn chất là nước/ dầu.

Hỗn dịch thuốc có thể lắng xuống đáy của chai/lọ nên nhà sản xuất thường có khuyến cáo lắc kỹ trước khi dùng. Việc lắc giúp phân tán đều các chất rắn thành dạng phù hợp để lấy liều sử dụng.

Thuốc hỗn dịch có đặc điểm cấu trúc ở dạng phân tán dị thể. Về mặt cảm quan, hỗn dịch thuốc là dạng chất lỏng đục, có thể đóng cặn ở đáy lọ. Ngoài ra, hỗn dịch thuốc còn gặp ở dạng bột/ cốm khô bào chế sẵn khi dùng sẽ pha thành dạng hỗn dịch.

Ở một số trường hợp, môi trường phân tán của hỗn dịch thuốc lại là dược chất, các tá dược, nhũ tương. Thuốc hỗn dịch để tiêm không được dùng đường tĩnh mạch và tiêm vào tuỷ sống của người bệnh trừ hỗn dịch nano.

2. Ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc

Hỗn dịch thuốc là một dạng bào chế trong dược phẩm. Tuy nhiên, dạng bào chế này cũng có những ưu nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc.

2.1 Ưu điểm của hỗn dịch thuốc

Hỗn dịch thuốc được bào chế dạng lỏng nên có một số ưu điểm như:

Nhiều cách sử dụng

Do thuốc hỗn dịch bào chế dạng lỏng nên có thể đưa thuốc vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau:

  • Nhỏ mắt/ mũi;
  • Tiêm (bắp/ dưới da);
  • Uống;
  • ...

Với đa dạng cách sử dụng giúp cho thuốc hỗn dịch dễ dàng sử dụng hơn.

Dễ sử dụng

Thuốc hỗn dịch có thể dùng cho cả người già, trẻ nhỏ. Đặc biệt là thuốc hỗn dịch dạng uống dùng cho trẻ nhỏ, người già sẽ dễ dàng hơn so với việc dùng viên nén, viên nang, hay viên bao phim.

Hạn chế tác dụng phụ

Thuốc hỗn dịch có chứa các dược chất mà khi hoà tan sẽ không ổn định có thể gây kích ứng, hoặc khó uống. Nhưng khi bào chế ở dạng hỗn dịch thì dễ sử dụng hơn. Điển hình như Cloramphenicol stearat/ Palmitat – hoạt chất này là các este của cloramphenicol với các acid béo. Đặc điểm của các hoạt chất này là không tan trong nước nên không có vị đắng, khi nó được bào chế dạng hỗn dịch thuốc dùng cho trẻ em rất dễ sử dụng.

Hấp thu nhanh

So với các dạng bào chế khác, hỗn dịch thuốc có khả năng hấp thu nhanh hơn. Do các tiểu phân dược chất rắn được phân tán đều trong chất lỏng. Khi vào cơ thể sẽ dễ hoà tan và hấp thu hơn.

Trong khi đó các dạng bào chế như viên nang, viên nén khi vào cơ thể cần trải qua quá trình rã thành các tiểu phân, hoà tan mới có thể hấp thu.

Kéo dài tác dụng của thuốc

Hỗn dịch thuốc có ưu điểm nữa là khi đưa vào cơ thể phải trải qua quá trình hoà tan, sau đó mới hấp thu. Do đó có thể kiểm soát quá trình giải phóng dược chất, từ đó kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.

Ví dụ: khi dùng penicillin bào chế dạng hỗn dịch thuốc mặc dù tác dụng chậm hơn dạng dung dịch nước nhưng hiệu quả lại kéo dài hơn. Do đó, có thể giảm được số lần tiêm/ ngày cho người bệnh.

Hay thuốc hỗn dịch dạng nhỏ mắt khi nhỏ vào sẽ có hiệu quả lưu lại lâu hơn, khó bị nước mắt làm trôi hơn các dung dịch thường.

2.2 Nhược điểm của hỗn dịch thuốc

Bên cạnh những ưu điểm thì hỗn dịch thuốc cũng có những nhược điểm nhất định như:

Khó phân liều

Bản chất của hỗn dịch thuốc là hệ phân tán dị thể, nó không bền về mặt nhiệt học/ vật lý. Biểu hiện của sự không bền vững này đó là các tiểu phân dược chất rắn thường lắng đọng xuống dưới. Không có khả năng tái phân tán đồng nhất trở lại. Do đó, khi phân liều thường khó có độ chính xác như viên nén chia sẵn.

Không thích hợp với dược chất không ổn định

Hỗn dịch thuốc bào chế không thích hợp với các dược chất không ổn định trong môi trường nước. Điển hình như;

  • Kháng sinh beta lactam;
  • Dược chất dễ thuỷ phân khác;

Với các chất này, người ta không bào chế thằng dạng hỗn dịch thuốc mà bào chế dạng cốm/ bột pha. Dạng cốm, bột pha hỗn dịch thuốc này có thành phần tương tự hỗn dịch thuốc nhưng không có nước. Khi nào sử dụng mới pha loãng để tạo hỗn dịch thuốc và sử dụng.

Kích thước tiểu phân dược không ổn định

Kích thước tiểu phân dược trong hỗn dịch thuốc không ổn định do các tác động như:

  • Pha chế;
  • Bảo quản;
  • Chuyển dạng hình thù của dược chất;

Như vậy, hỗn dịch thuốc là một hình thức bào chế trong ngành dược. Ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc gồm nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, xét thấy các ưu điểm nhiều hơn nhược điểm nên dạng bào chế này vẫn được sử dụng phổ biến. Trên thị trường có rất nhiều thuốc dạng hỗn dịch thuốc khác nhau, phục vụ các mục đích phòng, điều trị các bệnh theo chỉ định. Bạn cần tìm hiểu rõ, có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ khi sử dụng các hỗn dịch thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan