Huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?

Huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng thuyên tắc một hoặc nhiều nhánh của tĩnh mạch cửa do huyết khối. Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan, u gan và tùy vào tình trạng diễn biến để chia huyết khối tĩnh mạch cửa cấp tính hay mãn tính.

1. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cửa

Huyết khối tĩnh mạch cửa là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau trên từng đối tượng cụ thể, mà phổ biến nhất là u gan, ung thư biểu mô tế bào gan. Bên cạnh đó, huyết khối tĩnh mạch cửa còn có thể bắt gặp trong các trường hợp bệnh nhân viêm tụy, chứng rối loạn di truyền tăng sinh tủy xương, ung thư thận, u tụy, viêm túi mật, rối loạn đông máu, viêm đại tràng ruột hoại tử. Một số chấn thương cũng có thể là nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch cửa.

Ở các nhóm tuổi thì nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch cửa cũng không giống nhau. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nhiễm trùng cuống rốn lây lan qua tĩnh mạch đến tĩnh mạch cửa cũng có thể tạo huyết khối tại đây. Tình trạng viêm tĩnh mạch cửa ở trẻ em lớn hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch cửa.

Như vậy dựa trên nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch cửa, các bác sĩ chuyên gia khuyến nghị một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao có tình trạng này như:

  • Người mắc các bệnh liên quan như xơ gan, viêm tụy, u tụy, ung thư gan....
  • Người bị tắc tĩnh mạch
  • Người mắc bệnh viêm gan B, C
  • Người có tiền sử gia đình mắc huyết khối tĩnh mạch cửa
  • Người sử dụng nhiều rượu bia thường xuyên
  • Người sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, gây gánh nặng và nhiễm độc cho gan.

2. Triệu chứng và chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cửa

Giai đoạn huyết khối tĩnh mạch cửa cấp tính, người bệnh thường có các biểu hiện không rõ ràng như: Đau bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, giảm cân không rõ lý do, Các triệu chứng của xơ gan, viêm gan không điển hình.

Khi đến giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể đối mặt với xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, các biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch như cổ trướng, lách to bất thường, tuần hoàn bàng hệ...

Huyết khối tĩnh mạch cửa có thể gây đau bụng cho người bệnh
Huyết khối tĩnh mạch cửa có thể gây đau bụng cho người bệnh

Để chẩn đoán chính xác tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa, người bệnh cần được thực hiện các phương pháp cận lâm sàng gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan, thận
  • Siêu âm Doppler để thấy dòng chảy trong tĩnh mạch giảm hoặc mất, có thể thấy các hình ảnh huyết khối
  • Một số trường hợp khó chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ hoặc CT tương phản, chụp động mạch ...
  • Các biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch cửa với biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa mà không có xơ gan, cùng một số bất thường khác ở chức năng gan hoặc các yếu tố nguy cơ như nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh, viêm ruột thừa ở trẻ em, rối loạn tăng đông máu...

3. Điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa

  • Lấy huyết khối tĩnh mạch cửa

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả tắc lòng mạch, biến chứng thành xơ hóa tĩnh mạch cửa. Đối với trường hợp huyết khối ở giai đoạn cấp tính, khu trú, cần thực hiện phẫu thuật để mở tĩnh mạch cửa, lấy huyết khối. Phương pháp này chỉ định cho huyết khối tĩnh mạch cấp tính, huyết khối khu trú ở thân chính hoặc nhánh đầu tiên ngoài gan, nhánh phải và nhánh trái.

Tuy nhiên phương pháp lấy huyết khối tĩnh mạch cửa cần chống chỉ định trong các trường hợp huyết khối tĩnh mạch cửa mạn tính, huyết khối đã lan rộng vào các nhánh tĩnh mạch trong gan, người bệnh ung thư giai đoạn cuối, di căn xa, di căn phúc mạc, người bệnh có bệnh lý nội khoa như tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu tình trạng nặng.

  • Cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối mạch nhân tạo

Phương pháp này chỉ định cho trường hợp bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch cửa bị u tụy, u đường mật xâm lấn cửa tĩnh mạch. Và đặc biệt chống chỉ định đối với bệnh nhân u di căn xa, di căn phúc mạc, có các bệnh lý nội khoa nặng như hô hấp, tim mạch, rối loạn đông máu... Bác sĩ tiến hành kẹp hai đầu trên dưới của tĩnh mạch, tiến hành cắt đoạn tĩnh mạch cửa có u xâm lấn và nối 2 đầu tĩnh mạch với đoạn mạch nhân tạo có chiều dài, đường kính phù hợp.

  • Tắc mạch xạ trị

Đối với bệnh nhân ung thư có huyết khối tĩnh mạch cửa, bác sĩ sẽ chỉ định tắc mạch xạ trị. Đây là phương pháp mới hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội điều trị tích cực cho bệnh nhân ung thư. Theo đó, các đồng vị phóng xạ được đưa trực tiếp vào khối u qua đường động mạch để tập trung tại chỗ liều chiếu xạ, đồng thời hạn chế các tổn thương đến nhu mô gan lành. Với phương pháp điều trị này đòi hỏi sự kết hợp chuyên môn giữa 4 chuyên khoa là y học hạt nhân, can thiệp tim mạch, nội tiêu hóa và chẩn đoán hình ảnh. Cùng với sự kết hợp chẩn đoán điều trị của các bác sĩ ngoại khoa, ung thư có kinh nghiệm chuyên môn cao.

Để thực hiện được phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa này cho bệnh nhân ung thư, cần có chi phí lớn và trang thiết bị hiện đại.

bệnh sa trực tràng
Điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa bằng phương pháp phẫu thuật

4. Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch cửa

Với các bệnh nhân có bệnh lý nền là nguyên nhân chính dẫn đến huyết khối tĩnh mạch cửa nói trên cần có chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tạo thói quen tập thể dục thường xuyên, giữa tinh thần lạc quan, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Và đặc biệt là khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tiến triển bệnh và điều trị theo chỉ định tích cực của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Afinitor
    Công dụng của thuốc Afinitor

    Thuốc Afinitor được sử dụng trong điều trị một số bệnh ung thư. Vậy công dụng của thuốc Afinitor là gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Yervoy
    Công dụng thuốc Yervoy

    Thuốc Yervoy được dùng để điều trị một số loại ung thư ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Để hiểu rõ về công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc, hãy tham khảo thông ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Temsirolimus: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
    Thuốc Temsirolimus: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Temsirolimus được sử dụng trong điều trị ung thư thận. Temsirolimus có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư.

    Đọc thêm
  • Belzutifan
    Công dụng thuốc Belzutifan

    Năm 2021, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê chuẩn một loại thuốc điều trị ung thư thận do Merck sản xuất. Thuốc có tên gọi là Belzutifan, đây là một bước tiến mang ...

    Đọc thêm
  • inlyta
    Tác dụng của thuốc Inlyta

    Thuốc Inlyta thuộc nhóm thuốc chống ung thư, thuốc ức chế protein kinase, có tác dụng điều trị cho những người bị bệnh ung thư thận do các tế bào ở mô thận gây nên. Thuốc Inlyta là thuốc được ...

    Đọc thêm