Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim?

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực hiện tốt các bước chuẩn bị sẽ giúp bệnh nhân có được một ca phẫu thuật an toàn và thuận lợi, từ đó giúp cho quá trình hồi phục sức khoẻ hậu phẫu diễn ra tốt đẹp hơn, bệnh nhân sớm có thể được quay trở lại với cuộc sống hằng ngày.

1. Phẫu thuật tim ít xâm lấn và phẫu thuật nội soi tim là gì?

Phẫu thuật tim ít xâm lấn bao gồm phương pháp thực hiện phẫu thuật thông qua các vết cắt nhỏ ở ngực, cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận tim thông qua các xương sườn. Ở phẫu thuật tim không xâm lấn, bác sĩ phẫu thuật sẽ không cắt xương ức bệnh nhân như phương pháp phẫu thuật tim truyền thống.

Phẫu thuật tim ít xâm lấn được áp dụng trong quá trình điều trị các loại bệnh tim khác nhau. So với phương pháp mổ hở truyền thống, phẫu thuật ít xâm lấn ít gây đau đớn và quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Phẫu thuật nội soi tim được xem là cấp độ cao của phẫu thuật tim ít xâm lấn. Quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra thông qua hệ thống nội soi bằng cách sử dụng các lỗ trocar (gọi là trô-ca) có kích thước nhỏ bác sĩ.

Phẫu thuật nội soi tim được xem là cấp độ cao của phẫu thuật tim ít xâm lấn
Phẫu thuật nội soi tim được xem là cấp độ cao của phẫu thuật tim ít xâm lấn

2. Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim

2.1 Những đánh giá sức khoẻ mà bệnh nhân cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim? Nhìn chung, những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tim đều phải thực hiện các đánh giá sức khoẻ tương đối giống nhau. Tuy nhiên, đối với mỗi loại bệnh, bác sĩ sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá về chuyên môn riêng và những vấn đề sức khỏe cần phải xác định.

Để đánh giá chính xác nhất về cơ chế bệnh, bệnh nhân cần thực hiện siêu âm tim thành ngực, siêu âm tim qua thực quản, MSCT theo chỉ định của bác sĩ.

Bước thực hiện xét nghiệm, đánh giá tình trạng bệnh và sức khoẻ tổng thể có tác dụng loại trừ những chống chỉ định của phẫu thuật nội soi, chẩn đoán khả năng phù hợp với phẫu thuật nội soi tim của bệnh nhân:

  • Phương pháp chụp MSCT sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí động mạch chủ có phù hợp hay không, hệ thống động mạch có mắc phải tình trạng xơ vữa nguy hiểm hay không, có thể thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể ngoại vi được không?
  • Bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật ở phổi bên phải không?
  • Trước đây, bệnh nhân có mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng về phổi như COPD, lao phổi, hen phế quản, hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm...

2.2 Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim

Ngoài thực hiện các đánh giá sức khoẻ, bác sĩ và y tá cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim, quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào và sau phẫu thuật có thể xảy ra những tình trạng nào.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn để bệnh nhân cần biết nên chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim
Bác sĩ sẽ hướng dẫn để bệnh nhân cần biết nên chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nội soi tim

Sau đây là một số vấn đề bệnh nhân cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật nội soi tim:

2.2.1 Thực phẩm và thuốc

Bệnh nhân cần liên hệ để được bác sĩ điều trị tư vấn:

  • Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hằng ngày trước khi phẫu thuật không? Và khi nào thì bệnh nhân có thể sử dụng?
  • Bệnh nhân cần ngừng ăn uống trước khi phẫu thuật nội soi bao nhiêu giờ?
  • Thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng, kể cả các loại thuốc không kê đơn. Tốt nhất, bệnh nhân hãy liệt kê các loại thuốc thành một danh sách để tránh trường hợp quên thông báo với bác sĩ.
  • Thông báo về tình trạng dị ứng thuốc của bản thân để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp

2.2.2 Quần áo và đồ dùng cá nhân

Để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bệnh nhân cũng đừng quên mang theo những vật dụng cần thiết và lưu ý những đồ dùng không được đeo trong quá trình phẫu thuật.

Những vật dụng được bác sĩ và y tá cho phép bệnh nhân mang vào bệnh viện, bao gồm:

  • Kính mắt, máy trợ thính hoặc răng giả.
  • Các đồ dùng cá nhân như lược, dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
  • Bệnh nhân nên chuẩn bị quần áo rộng rãi và thoải mái.
  • Thông tin về phương pháp phẫu thuật, danh sách những điều cần lưu ý trước và sau khi phẫu thuật mà bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân
  • Những vật dụng có thể giúp bệnh nhân thư giãn, thoát khỏi cảm giác lo âu, chẳng hạn như: sách, máy nghe nhạc.

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không được đeo những vật sau:

  • Kính áp tròng.
  • Răng giả.
  • Kính mắt.
  • Trang sức.
  • Làm móng.

3. Những thông tin bệnh nhân cần biết về quá trình phẫu thuật nội soi tim

3.1 Trước khi phẫu thuật

Lông ở những vị trí sẽ thực hiện phẫu thuật có thể sẽ được cạo sạch ngay trước khi quá trình phẫu thuật được diễn ra. Da của bệnh nhân sẽ được rửa sạch bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật

3.2 Trong quá trình phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật mà bệnh nhân đã lựa chọn.

  • Phẫu thuật tim có sự hỗ trợ của robot.
  • Phẫu thuật nội soi lồng ngực.

Bác sĩ phẫu thuật tiếp cận tim thông qua các lỗ trocar, đi vào cơ thể qua những vết mổ nhỏ ở giữa các xương sườn. Toàn bộ quá trình được thực hiện thông qua hệ thống nội soi, một dụng cụ có máy quay video nhỏ đưa vào bên trong cơ thể cho phép các bác sĩ quan sát bên trong.

Bệnh nhân thường sẽ được kết nối với máy tim-phổi nhân tạo trong quá trình phẫu thuật nhằm giữ cho máu lưu thông khắp cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật.

3.3 Sau khi phẫu thuật

Thông thường bệnh nhân cần phải ở lại phòng chăm sóc đặc biệt ít nhất một đêm sau khi phẫu thuật nội soi tim.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng bệnh thông thường. Số ngày nằm viện sẽ tùy thuộc vào loại phẫu thuật và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nội soi tim sẽ có thời gian hồi phục sớm hơn nhiều so với phẫu thuật tim mở truyền thống

Bệnh nhân phẫu thuật nội soi tim sẽ có thời gian hồi phục sớm hơn so với phẫu thuật tim mở
Bệnh nhân phẫu thuật nội soi tim sẽ có thời gian hồi phục sớm hơn so với phẫu thuật tim mở

Bác sĩ và y tá sẽ theo dõi sát sao những vấn đề sau ở bệnh nhân:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Kiểm tra huyết áp, nhịp tim và hơi thở.
  • Hỗ trợ bệnh nhân cách kiểm soát các cơn đau.
  • Giúp bệnh nhân tập đi lại.
  • Hướng dẫn thực hiện những bài tập thở và cách ho để giữ cho phổi luôn được thông thoáng.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, uống thuốc điều trị đúng cách, chăm sóc vết mổ và kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan