Bệnh rung nhĩ có chữa được không? Lầm tưởng và sự thật về bệnh

Bệnh rung nhĩ có chữa được không? Trước hết, rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là một trong các bệnh lý rối loạn nhịp tim đặc trưng bởi tình trạng nhịp tim không đập đều. Người mắc bệnh rung nhĩ ngoài các triệu chứng khó chịu do nhịp tim nhanh, không đều gây ra còn tiềm tàng nhiều nguy cơ như tai biến mạch máu não, suy tim... Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài lầm tưởng về rung nhĩ cũng như các phương pháp điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh rung nhĩ có chữa được không?

Cảm giác bồn chồn trong lòng có thể báo hiệu sự phấn khích hoặc lo lắng, nhưng cảm giác rung ở ngực có thể báo hiệu sự “đoản mạch” trong hệ thống “dây điện” tự nhiên của tim gọi là rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là Rung tâm nhĩ hay Rung nhĩ (AFib), một trạng thái mà nhịp tim lệch khỏi nhịp bình thường ở buồng trên của tim. Vậy bệnh rung nhĩ có chữa được không?

AFib có thể kết nối với nhiều tình trạng khác nhau như huyết áp cao, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, suy tim, bệnh phổi mãn tính, hoặc đơn giản chỉ là một phần của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, 10% trường hợp AFib không liên quan đến bất kỳ bệnh nào khác.

Hiện tại, bệnh rung nhĩ vẫn chưa có phương pháp điều trị mang tính hoàn toàn chữa khỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay bệnh rung nhĩ có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp và các phương pháp điều trị có thể kiểm soát và giảm triệu chứng bệnh trong một khoảng thời gian dài đối với một số bệnh nhân.

Triệu chứng của AFib có thể bao gồm tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, cảm giác không thoải mái ở ngực và khó thở. Đáng chú ý là có tới 30% các đợt AFib không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chính vì vậy nên đã có nhiều lầm tưởng về căn bệnh này.

Sau khi có lời giải đáp cho câu hỏi “bệnh rung nhĩ có chữa được không" chúng ta sẽ tìm hiểu đến những lầm tưởng về bệnh rung tâm nhĩ.

Bệnh rung tâm nhĩ có chữa được không?
Bệnh rung tâm nhĩ có chữa được không?

2. Các lầm tưởng về bệnh rung nhĩ

2.1 Lầm tưởng thứ nhất: Rung tâm nhĩ (Afib) không tái phát

  • Sự thật: Rung tâm nhĩ trên thực tế là một bệnh có tính tái phát và cần phải điều trị suốt đời để giảm thiểu các triệu chứng, tránh đột quỵ và suy tim. Ban đầu, các đợt rung nhĩ có xu hướng rời rạc và tự chấm dứt. Chúng được gọi là rung tâm nhĩ kịch phát.
  • Mặc dù có những trường hợp rung tâm nhĩ chỉ xảy ra vài lần và có thể biến mất sau đó, nhưng không phải tất cả mọi người đều may mắn như vậy. Đa phần mọi người sẽ gia tăng về tần suất và thời gian của các đợt rung tâm nhĩ. Điều cần thiết là điều trị bệnh để ngăn ngừa đột quỵ ở những người có nguy cơ cao.
  • Điều trị và quản lý rung nhĩ thường cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, dùng thuốc, can thiệp hoặc thậm chí là phẫu thuật. Điều này giúp chúng ta kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng.

2.2 Lầm tưởng thứ hai: Sốc điện chuyển nhịp có thể ngăn chặn rung tâm nhĩ vĩnh viễn

  • Sự thật: Chuyển nhịp bằng điện (cardioversion) được sử dụng để "gây sốc" cho tim bằng dòng điện giúp nhịp tim trở lại bình thường. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị vĩnh viễn và không đảm bảo được nhịp tim bình thường sẽ được duy trì. Chúng ta cần kết hợp dùng thuốc để duy trì nhịp tim bình thường và giảm thiểu nguy cơ tái phát rung nhĩ. Sự thật về chuyển nhịp bằng điện là một câu trả lời cho thắc mắc bệnh rung nhĩ có chữa được không, và thực tế phương pháp này tuy có thể chữa trị bệnh rung nhĩ không chữa trị hoàn toàn bệnh.
  • Những loại thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát rung tâm nhĩ: Các loại thuốc kiểm soát tần số tim như thuốc chẹn beta, một số thuốc chống loạn nhịp giúp duy trì nhịp tim bình thường và thuốc chống đông máu.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng máy tạo nhịp tim để điều trị nhịp tim chậm (trong trường hợp rung nhĩ xuất hiện đồng thời nhịp tim chậm gây triệu chứng cho bệnh nhân) nhưng chúng không phải là biện pháp để duy trì nhịp tim bình thường khi mắc bệnh rung tâm nhĩ.
  • Điều quan trọng là nếu bạn hoặc ai đó trải qua bất kỳ triệu chứng hoặc có nguy cơ về rung tâm nhĩ, chúng ta nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

2.3 Lầm tưởng thứ ba: Thuốc điều trị đang không hiệu quả vì bệnh nhân vẫn bị rung nhĩ

  • Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân rung nhĩ đều có chung mối quan tâm bệnh rung nhĩ có chữa được không và sử dụng thuốc điều trị có thể chấm dứt những cơn rung nhĩ hay không. Một số bệnh nhân vẫn còn có lầm tưởng về phương phá điều trị bệnh với thuốc. Nhưng sự thật là thuốc được sử dụng để kiểm soát rung tâm nhĩ không phải là biện pháp chữa khỏi bệnh. Mục đích của chúng là để giảm các triệu chứng và nguy cơ các biến chứng liên quan đến nhịp tim không đều. Nếu người bệnh giảm tần suất và thời lượng của những cơn rung nhĩ, điều này có thể được xem là kiểm soát có hiệu quả.
  • Đôi khi, thuốc có thể trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian và điều này có thể dẫn đến sự tăng cường của các triệu chứng hoặc tần suất cơn rung nhĩ. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi phương pháp điều trị.
  • Nếu thuốc không còn đủ hiệu quả, các phương pháp điều trị khác như: cắt đốt qua ống thông (catheter ablation - đốt điện tim) có thể được xem xét.
  • Quản lý rung tâm nhĩ thường đòi hỏi sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân để theo dõi và điều chỉnh kế hoạch điều trị dựa trên phản ứng của cơ thể cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh.

2.4 Lầm tưởng thứ tư: Thủ thuật đốt điện tim chỉ hiệu quả với lần đầu thực hiện

Sự thật: Dù có thể có kết quả tích cực sau một lần cắt đốt, nhưng trong một số trường hợp, có thể cần nhiều hơn một lần thủ thuật để đạt được kết quả mong muốn. Tỷ lệ thành công thường tăng lên sau lần thứ hai hoặc thứ ba đối với bệnh nhân không có những bệnh lý về tim tiềm ẩn khác.

Những lầm tưởng trong việc chữa bệnh rung tâm nhĩ
Những lầm tưởng trong việc chữa bệnh rung tâm nhĩ

  • Nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch tiềm ẩn hoặc nếu tâm nhĩ của tim bị phình lên nghiêm trọng, các quy trình phẫu thuật phức tạp hơn như phẫu thuật triệt đốt (maze procedure) hoặc thủ thuật kết hợp (hybrid procedure) có thể được xem xét.
  • Thủ thuật kết hợp thường kết hợp phương pháp cắt đốt qua ống thông và các phương pháp phẫu thuật khác để đạt được kết quả tốt nhất, đặc biệt là trong các trường hợp phức tạp và mãn tính.
  • Sau quá trình cắt đốt qua ống thông (đốt điện tim), quản lý toàn diện là việc cần thiết để làm, trong đó bao gồm theo dõi và điều trị bằng thuốc để duy trì hiệu suất và kiểm soát triệu chứng.

2.5 Lầm tưởng thứ năm: Có thể ngừng thuốc chống đông máu sau quá trình cắt đốt qua ống thông

  • Sự thật: Quyết định sử dụng hoặc ngừng thuốc chống đông phụ thuộc vào nguy cơ đột quỵ cụ thể của từng bệnh nhân. Nguy cơ này có thể bao gồm các yếu tố như: tuổi, lịch sử đột quỵ trước đó và các yếu tố nguy cơ khác.
  • Mặc dù quá trình cắt đốt có thể thành công. Nhưng không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đột quỵ. Do đó, thuốc chống đông máu có thể vẫn là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị.
  • Các bác sĩ tính toán nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân mắc rung nhĩ bằng công thức “điểm CHA2DS2-VASc”. Công thức này lấy các yếu tố rủi ro như: tuổi, giới tính, suy tim sung huyết, tăng huyết áp, tiểu đường, tiền sử đột quỵ, bệnh mạch máu và tuổi trên 75 để đánh giá nguy cơ đột quỵ.
  • Quyết định về liệu pháp nên dựa trên đánh giá cụ thể của từng bệnh nhân, bao gồm cả các nguy cơ và lợi ích của từng phương pháp điều trị. Những quyết định này cần được đưa ra sau cuộc thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân để đảm bảo lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

2.6 Lầm tưởng thứ sáu: Nếu bệnh nhân không còn triệu chứng sau khi dùng thuốc điều trị là đã hết bệnh

  • Sự thật: Rung tâm nhĩ thường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mặc dù thuốc và các biện pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát và giảm triệu chứng nhưng không có phương pháp nào loại bỏ hoàn toàn nguy cơ của những cơn rung tâm nhĩ.
Bệnh rung nhĩ không còn triệu trứng sau khi dùng thuốc điều trị là đã hết bệnh?
Bệnh rung nhĩ không còn triệu trứng sau khi dùng thuốc điều trị là đã hết bệnh?

  • Mặc dù không phải tất cả mọi người đều cần phải cắt đốt hoặc phẫu thuật, nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt là khi thuốc không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn, cắt đốt hoặc phẫu thuật có thể là một giải pháp hữu ích để kiểm soát bệnh.
  • Bệnh rung nhĩ có chữa được không? Các cơn rung nhĩ có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố khác nhau: căng thẳng, ngưng thở khi ngủ, sử dụng rượu bia và thuốc lá. Việc nhận diện và quản lý những yếu tố này có thể giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh.
  • Thay đổi lối sống: đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu triệu chứng của rung tâm nhĩ và cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này có thể bao gồm việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục đều đặn, giảm thiểu căng thẳng và hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine.

“Bệnh rung nhĩ có chữa được không” chắc hẳn là một câu hỏi khiến nhiều bệnh nhân cũng như người thân của họ quan tâm. Qua bài viết trên, hy vọng chúng ta có được câu trả lời cũng như tìm được cách quản lý bệnh rung tâm nhĩ của mình một cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan