Các loại chụp CT chẩn đoán bệnh tim và cách thực hiện

Các loại chụp CT chẩn đoán bệnh tim bao gồm các phương pháp hình ảnh tiên tiến, giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe tim mạch. Phương pháp này bao gồm quét tim sàng lọc điểm canxi, chụp CT mạch vành (CTA), và chụp CT toàn thân. Mỗi loại chụp CT có chức năng riêng, phù hợp với từng mục đích điều trị khác nhau.

1. Các loại chụp CT chẩn đoán bệnh tim

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là kỹ thuật sử dụng tia X để quét và tạo hình ảnh 2D hoặc 3D của một phần cơ thể theo lát cắt ngang, sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu. Chụp CT tim là một phương pháp xét nghiệm hình ảnh có hoặc không sử dụng chất cản quang thông qua tĩnh mạch để hiển thị cấu trúc tim, tuần hoàn mạch và các mạch lớn (bao gồm động mạch chủ, tĩnh mạch phổi và động mạch). Một số loại chụp CT trong chẩn đoán bệnh tim mạch:

  • Đánh giá sàng lọc điểm canxi đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành
  • Chụp CT mạch vành (CTA)
  • Chụp CT toàn thân

Mỗi phương pháp với các tính năng riêng biệt sẽ được sử dụng để đánh giá các vấn đề tim mạch và mạch máu khác nhau.

2. Chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành

Chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành là xét nghiệm phát hiện cặn canxi trong mảng xơ vữa mạch vành, giúp sớm phát hiện vôi hóa do xơ cứng động mạch. Đây là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm tình trạng vôi hóa mạch vành do xơ vữa động mạch, trước khi các triệu chứng phát triển. Quá trình chỉ mất vài phút để thực hiện và bệnh nhân không cần tiêm iốt vào tĩnh mạch.

Phương pháp chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành cho phép bác sĩ và các chuyên gia đánh giá nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trong tương lai của bệnh nhân. Nếu có canxi xuất hiện trong hình ảnh, máy tính sẽ tạo ra một "điểm" canxi để ước tính số lượng và mật độ mảng bám vành bị vôi hóa trong động mạch vành.

Phương pháp chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành cho phép bác sĩ và các chuyên gia đánh giá nguy cơ mắc bệnh
Phương pháp chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành cho phép bác sĩ và các chuyên gia đánh giá nguy cơ mắc bệnh

Tuy nhiên, nếu không có canxi nào được phát hiện, kết quả được coi là "âm tính". Cần lưu ý rằng, có một số dạng bệnh mạch vành nhất định, chẳng hạn như chứng xơ vữa động mạch "mảng bám mềm" không thể phát hiện trong quá trình chụp CT chẩn đoán bệnh tim. Kết quả xét nghiệm âm tính cho thấy nguy cơ thấp, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng mắc bệnh và biến chứng tim mạch trong tương lai, chẳng hạn như đau tim.

3. Chụp CT mạch vành (CTA)

Chụp CT mạch vành (CTA) là phương pháp thăm dò hình ảnh không xâm lấn, sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo hình ảnh 3D độ phân giải cao của tim khi chuyển động và các mạch máu lớn nhằm xác định chất béo hoặc canxi (mảng bám) có tích tụ trong động mạch vành hay không.

Hình ảnh động mạch vành có tích tụ chất béo hoặc canxi (mảng bám)
Hình ảnh động mạch vành có tích tụ chất béo hoặc canxi (mảng bám)

Trước khi chụp CT chẩn đoán bệnh tim qua mạch vành, chất cản quang có chứa iốt được sẽ được tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay của bệnh nhân. Một loại thuốc làm chậm hoặc ổn định nhịp tim của bệnh nhân cũng có thể được truyền qua đường tĩnh mạch để cải thiện kết quả hình ảnh. Khi thực hiện, tia X sẽ đi qua cơ thể và được các máy dò đặc biệt trong máy quét thu nhận. Quá trình này thường sẽ mất 10 phút.

Vì không xâm lấn nên CTA được thực hiện nhanh hơn và thời gian hồi phục ngắn hơn so với đặt ống thông tim. Phương pháp này cũng đem lại ít rủi ro và cảm giác khó chịu hơn cho bệnh nhân. Chụp động mạch vành vẫn là "tiêu chuẩn vàng" để phát hiện chứng hẹp động mạch vành - tình trạng thu hẹp đáng kể của động mạch và có thể cần can thiệp bằng ống thông (đặt stent) hoặc phẫu thuật (chẳng hạn như bắc cầu) để điều trị vùng bị thu hẹp. Công nghệ mới này cũng có khả năng phát hiện “mảng bám mềm” hoặc chất béo chưa đông trong thành động mạch vành - những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

CTA mạch vành là phương pháp hiệu quả để xác định các triệu chứng đau ngực do tắc nghẽn động mạch vành gây ra, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ như tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc, mức cholesterol cao. Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về việc sử dụng Coronary CTA trong trường hợp nào là thích hợp.

4. Chụp CT toàn thân (total body CT scan - TBCT)

Chụp CT toàn thân (TBCT) là phương pháp chẩn đoán sử dụng chụp cắt lớp vi tính để xác định bệnh trước khi có triệu chứng. Phương pháp này sẽ phân tích phổi, tim, bụng/xương chậu trong khoảng 15 phút.

Chụp CT toàn thân giúp phát hiện chứng phình động mạch chủ và cặn canxi trong mảng bám động mạch vành. Tuy nhiên, sự hiện diện của cặn canxi trong động mạch vành không có nghĩa là động mạch bị thu hẹp một cách nguy hiểm hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, lượng canxi tích tụ thường được tìm thấy ở người lớn tuổi do yếu tố tuổi tác. Ngoài ra, chụp CT không thể đưa ra vị trí chính xác của phần động mạch gặp vấn đề.

Đối với một số cá nhân có nguy cơ cao, TBCT mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân khi hỗ trợ phát hiện để điều trị sớm.

Chụp CT toàn thân giúp phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng
Chụp CT toàn thân giúp phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng

Các loại chụp CT chẩn đoán bệnh tim cung cấp thông tin chính xác về tình trạng cấu trúc và chức năng của tim, giúp phát hiện và chẩn đoán sớm các vấn đề tim mạch. Sự tiến bộ trong công nghệ hình ảnh còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan