Cảm giác tổn thương trái tim bạn cần lưu ý

Trái tim bị tổn thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng vận động của cơ thể. Tuy nhiên nguyên nhân khiến trái tim có cảm giác tổn thương lại xuất phát từ những điều đơn giản nhất.

1. Tìm hiểu về trái tim

Trái tim và bộ não được coi là hai bộ phận quan trọng duy trì sự sống cho con người. Nếu bộ não điều khiển dẫn truyền thông tin thì trái tim là nơi cung cấp máu và oxy cho cơ thể hoạt động. Hai bộ phận này chịu ảnh hưởng lớn từ thói quen sinh hoạt lẫn chế độ dinh dưỡng hàng ngày của vật chủ.

Những người thường xuyên luyện tập lao động nặng hay có chế độ dinh dưỡng kém khoa học đều có thể khiến trái tim bị tổn thương. Nguy cơ bệnh tim thường khó phát hiện vì nó không có biểu hiện kéo dài. Nhưng khi phát hiện hầu hết tổn thương đã lan rộng và trở thành bệnh mãn tính. Vì thế giữ cho trái tim khỏe mạnh cũng giống như nâng cao sức khỏe cho bản thân.

2. Cảm giác tổn thương về nha khoa

Vệ sinh răng miệng là điều chúng ta thường xuyên được các bác sĩ nhắc nhở. Theo các phân tích mối tương quan, bệnh lý về nướu hay răng có tác động đến trái tim. Tuy không thể lý giải cụ thể mối liên hệ đó nhưng một số ý kiến cho rằng vi khuẩn răng miệng có thể theo đường máu mà đi vào làm trái tim bị tổn thương.

Khi vi khuẩn tấn công vào mạch máu sẽ gây viêm tắc mạch máu gây cản trở quá trình lưu thông. Do đó, kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm vấn đề ở răng và nướu. Nếu xuất hiện viêm sưng sẽ được bác sĩ xử lý sớm.

3. Trái tim ảnh hưởng khi làm việc nặng nhọc hoặc thường xuyên tăng ca

Giấc ngủ đêm vô cùng quan trọng đối với sự bài tiết của các cơ quan nội tạng. Do đó các phân tích khoa học đã thí nghiệm sự hoạt động của các cơ quan lúc ban đêm. Làm việc tăng ca đặc biệt là buổi đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ cùng khả năng bài tiết độc tố của cơ thể lúc nửa đêm. Chính hành động này khiến cho tổn thương trái tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đau tim.

Tăng ca khi làm việc, tuy mang lại thu nhập cho người lao động nhưng khiến sức khỏe chịu hệ lụy lớn. Giờ sinh học không ổn định sẽ khiến các cơ quan bị rối loạn chuyển hóa. Việc này kéo dài thường xuyên gây nguy hiểm cho không chỉ sức khỏe của tim mà toàn bộ cơ thể.

Đối với môi trường lao động nặng cần tăng ca thường xuyên bạn nên chú ý đến vấn đề này. Hãy bảo vệ trái tim bằng cách thường xuyên kiểm tra định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh.

4. Ùn tắc giao thông có thể làm lái xe bị ảnh hưởng tim mạch

Khi tham gia giao thông, các cơ quan đều cần hoạt động để đảm bảo an toàn cho người lái xe. Tuy nhiên tiếng còi xe, khói bụi khi ùn tắc lại vô tình khiến tâm lý người cầm lái dễ rơi vào tiêu cực.

Các nghiên cứu phân tích đã thống kê được số lái xe thường xuyên gặp cảnh tắc đường có nguy cơ mắc đau tim cao hơn người khác. Vì vậy, họ cho rằng tiếng ồn có thể là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nếu không thật sự cần thiết bạn hãy lựa chọn thời gian thấp điểm hoặc cung đường ít ách tắc để di chuyển. Nếu cảm thấy căng thẳng khi lái xe bạn có thể nghe nhạc giúp giải tỏa căng thẳng. Một số khác sẽ lựa chọn trò chuyện với người đi cùng để tập trung hơn.

5. Trái tim bị tổn thương là dấu hiệu mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm là một hiện tượng xuất hiện khi con người bắt đầu qua tuổi 46. Sau độ tuổi này, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng dần tăng lên thậm chí là cao gấp đôi so với trước đó.

Nguyên nhân sau 46 bạn có thể tăng nguy cơ mắc chứng đau tim, đột quỵ, suy tim,... là do sự mất cân bằng của nội tiết. Có một số hormone đóng vai trò ổn định sức khỏe sẽ bị biến đổi lượng phóng thích. Vì vậy bạn cần kiểm soát nguy cơ bệnh tim mạch đặc biệt là người mắc bệnh như tiểu đường, cholesterol cao hay huyết áp cao.

6. Bệnh tim và người ngủ ngáy

Ngủ ngáy thường bị chủ quan nhưng đó chính là một biểu hiện không tốt của sức khỏe. Thông thường khi mệt mỏi con người sẽ xuất hiện ngáy khi đang ngủ. Nhưng nếu tình trạng đó kéo dài hoặc có kèm thở gấp thì cần nhanh chóng kiểm tra xác định nguyên nhân.

Trong khi ngủ có thể bất chợt ngừng thở sau đó lại ổn định lại. Đây là dấu hiệu trái tim bị tổn thương hoặc não bộ chịu tổn hại cần được quan tâm. Ngừng thở trong khoảng thời gian ngắn có thể do mạch máu tắc nghẽn. Nhưng nếu thường xuyên xuất hiện sẽ gây ra huyết áp cao, rối loạn nhịp tim dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ.

7. Viêm gan C gây nguy hiểm cho hệ tuần hoàn

Bệnh lý về gan có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể. Vì vậy nếu gan nhiễm trùng sẽ làm hạ chỉ số cholesterol và gây hạ huyết áp. Trong đó viêm gan C là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến viêm tế bào và mô cơ thể cao. Lâu dài nếu không tìm ra khắc phục bạn có thể sẽ bị mắc thêm các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

8. Khó ngủ hay ngủ không ngon giấc

Thời gian ngủ cần đảm bảo là 8 giờ/ ngày. Khi giấc ngủ đêm không đảm bảo ít nhất 6 giờ sẽ khiến nồng độ cholesterol và huyết áp thay đổi.. Đây cũng là tiền đề gây tổn thương cho tim nếu kéo dài.

Không phải cứ ngủ đủ 8 giờ là cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh. Hãy sắp xếp để trong ngày có một giấc ngủ đêm dài không gián đoạn. Nếu thường xuyên ngủ trên 9 giờ bạn sẽ vô tình khiến trái tim có cảm giác bị tổn thương. Giấc ngủ đêm 7 - 9 giờ là hợp lý để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất và giúp tim với não được nuôi dưỡng.

9. Cuộc sống căng thẳng áp lực

Sức khỏe có phần ảnh hưởng không nhỏ từ tâm lý của con người. Cuộc sống hôn nhân cũng là điều kiện để quyết định tình trạng sức khỏe. Khi một cặp đôi cảm thấy hài lòng họ sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh. Ngược lại thì sẽ là những áp lực căng thẳng có thể dẫn đến đột quỵ.

Chế độ ăn uống sinh hoạt của gia đình cần được phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Nếu thường xuyên dùng đồ uống có cồn kèm căng thẳng sẽ khiến trái tim bị tổn thương. Bạn nên nói với bác sĩ tâm lý để tìm phương án xử lý thay vì lạm dụng chất kích thích để xoa dịu.

10. Cảm giác cô đơn

Con người khi cô đơn sẽ dẫn đến những căn bệnh tâm lý nghiêm trọng. Họ còn có thể mất cả khả năng ngôn ngữ nếu không giao tiếp trong quãng thời gian dài. Dựa trên những số liệu thu thập, người sống trong cô đơn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Hãy nuôi thú cưng nếu bạn đang sống một mình để cải thiện tâm trạng. Vật nuôi có thể sẽ mang lại niềm vui và tâm lý tích cực cho chủ. Từ đó bạn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch đồng thời kéo dài tuổi thọ.

11. Béo phì gây nguy hiểm cho trái tim

Thừa cân béo phì và bệnh lý tim mạch luôn đi cạnh nhau. Khi bạn tăng cân quá nhanh thì cần chú ý đến điều đó để ngăn chặn trái tim bị tổn thương. Bạn có thể theo dõi sự béo phì thông qua số đo vòng eo. Khi vòng eo tăng nhiều hoặc cao hơn 80cm với phụ nữ và 100cm với nam giới thì bạn nên lưu ý đến cân nặng.

Người béo phì có thể sử dụng phương pháp ăn kiêng như keto, eat clean để hạn chế năng lượng nạp vào. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và không gây sự mệt mỏi lên các cơ cũng như não bộ. Hãy duy trì thói quen ăn uống giàu dinh dưỡng cùng luyện tập thể thao sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

12. Ít vận động làm suy giảm chức năng tim

Ngồi quá lâu hay không thường xuyên vận động sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì và các bệnh tâm lý nguy hiểm. Những người xem ti vi thường xuyên có nguy cơ đau tim cao hơn 20%.

Cân đối mọi hoạt động trong ngày sẽ giúp sức khỏe được cải thiện. Đồng thời nếu bạn ít vận động và thường xuyên ngồi xem ti vi sẽ làm khối cơ yếu đi. Vì vậy đan xen các hoạt động sao cho phù hợp mới thực sự tốt cho sức khỏe.

13. Tập luyện thể thao quá sức khiến trái tim bị tổn thương.

Luyện tập thể thao có thể cải thiện vóc dáng lẫn sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy lưu ý duy trì sức bền khi chơi thể thao trước. Bạn cũng cần nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian nhất định chứ đừng chơi thể thao liên tục sẽ không tốt cho cơ thể.

Cảm giác tổn thương đến từ trái tim luôn rất âm thầm. Tuy nhiên chúng vẫn phải chịu các tác động đó hàng ngày nếu bạn không xây dựng được lịch trình khoa học. Để được hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh lý tim mạch hãy liên hệ cho bác sĩ chuyên khoa tim.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan