Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp: 10 câu hỏi phổ biến

Hiểu hơn về phương pháp điều trị thông qua các câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp. Sốc điện chuyển nhịp được sử dụng phổ biến trong điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp điều trị các rối loạn nhịp tim nhanh hoặc không đều khác. Cách thực hiện, hiệu quả và tác dụng của phương pháp này cùng các câu hỏi thường gặp khác sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Nội tim mạch, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang.

1. Sốc điện chuyển nhịp là gì?

Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp đầu tiên chính là phương pháp này là gì. Chuyển nhịp tim là một phương pháp can thiệp mà đội ngũ y tế sử dụng để điều chỉnh nhịp tim của bệnh nhân về dạng bình thường. Quá trình này không chỉ có thể cứu sống bệnh nhân rối loạn nhịp tim, ngưng tim đột ngột mà còn được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim trong tương lai.

Sốc điện chuyển nhịp là phương pháp sử dụng máy khử rung tim để tạo ra những xung điện kích thích tim qua các bản điện cực được đặt trên ngực, lưng của bệnh nhân. Trong trường hợp nguy cấp, bác sĩ có thể quyết định cấy ghép máy khử rung tim (ICD) để điều chỉnh nhịp tim của bệnh nhân. Thiết bị này có khả năng tạo xung điện kích thích đến tim khi cần thiết.

2. Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp thứ 2: Khi nào cần sốc điện để chuyển nhịp tim?

Chuyển nhịp tim bằng sốc điện được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu của rối loạn nhịp tim, đòi hỏi sự can thiệp để đưa nhịp tim trở lại mức bình thường, đồng thời đảm bảo chức năng bơm máu của hệ tim mạch. Những biểu hiện của nhịp tim bất thường có thể bao gồm:

  • Cảm giác đập thình thịch hoặc rung rinh trong lồng ngực.
  • Hụt hơi, khó thở.
  • Khó chịu ở ngực, đau tức ngực.
  • Chóng mặt, hoa mắt hoặc mệt mỏi cực độ.
Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp là khi nào cần áp dụng? Phương pháp được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu của rối loạn nhịp tim như khó thở
Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp là khi nào cần áp dụng? Phương pháp được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu của rối loạn nhịp tim như khó thở

Những triệu chứng này đều là dấu hiệu hệ tim mạch hoạt động không đủ hiệu quả để cung cấp máu cho cơ thể. Ngay cả khi bệnh nhân không cảm nhận rõ các triệu chứng này, việc bỏ qua điều trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, bệnh nhân cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế và khám chữa bệnh từ bác sĩ để ngăn chặn và điều trị vấn đề kịp thời.

3. Chuyển nhịp tim bằng sốc điện dùng điều trị bệnh gì?

Sốc điện để chuyển nhịp tim có thể được áp dụng để điều trị một loạt các rối loạn nhịp tim nhanh hoặc không đều, bao gồm:

  • Rung nhĩ và cuồng nhĩ (đây là những tình trạng phổ biến và thường được bác sĩ điều trị bằng chuyển nhịp).
  • Nhịp tim nhanh nhĩ.
  • Nhịp nhanh thất.
  • Rung thất.

4. Chuẩn bị gì trước khi thực hiện thủ thuật?

Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp bệnh nhân thường thắc mắc nhất chính là cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện. Trước khi thực hiện quy trình này, bệnh nhân cần chuẩn bị một vài điều sau.

  • Mặc quần áo thoải mái: Chọn những bộ quần áo thoải mái khi đến bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được cung cấp áo choàng bệnh viện để thực hiện quy trình.
  • Trang điểm và móng tay: Không nên trang điểm hoặc sơn móng tay. Điều này tránh gây vấn đề với miếng dán được sử dụng trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Chất khử mùi và kem dưỡng da: Tránh sử dụng chất khử mùi, phấn, kem hoặc kem dưỡng da trên lưng hoặc ngực, vì chúng có thể ảnh hưởng hiệu quả của các miếng dán dẫn điện.
  • Trang sức và vật có giá trị: Để lại tất cả đồ trang sức, bao gồm nhẫn cưới, đồng hồ và bất kỳ vật có giá trị nào tại nhà. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và đồ đạc cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục.
  • Thuốc: Mang đầy đủ các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng kèm theo toa thuốc.
Bệnh nhân cần lưu ý, chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện thủ thuật sốc điện chuyển nhịp để điều trị hiệu quả
Bệnh nhân cần lưu ý, chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện thủ thuật sốc điện chuyển nhịp để điều trị hiệu quả

Trước khi thực hiện chuyển nhịp tim bằng sốc điện, đội ngũ y bác sĩ sẽ cung cấp thêm các hướng dẫn cần thiết khác.

5. Câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp 05: Có được ăn trước khi thực hiện thủ thuật?

Bệnh nhân có thể ăn tối bình thường trước ngày thực hiện sốc điện chuyển nhịp. Tuy nhiên, lưu ý không ăn hay uống gì trong vòng 6 - 8 tiếng trước thời gian bắt đầu thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân có thể ăn tối bình thường trước ngày thực hiện sốc điện chuyển nhịp
Bệnh nhân có thể ăn tối bình thường trước ngày thực hiện sốc điện chuyển nhịp

6. Quá trình thực hiện sốc điện chuyển nhịp

Bệnh nhân sẽ nằm trên giường và được thiết lập đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được sẽ cung cấp thuốc và dung dịch thông qua đường tĩnh mạch này.

Bệnh nhân sẽ nằm trên giường và được thiết lập đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay
Bệnh nhân sẽ nằm trên giường và được thiết lập đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay

Kế đó, bác sĩ sẽ đặt các miếng ghi điện tâm đồ (ECG) và các miếng dán cho điện xung tim lên ngực bệnh nhân, có thể là cả phía sau.

Trong quá trình thực hiện sốc điện chuyển nhịp, bác sĩ sẽ sử dụng máy chuyển nhịp tim để nhanh chóng truyền lượng điện cụ thể vào tim của bệnh nhân thông qua các miếng dán. Cú sốc điện sẽ gián đoạn và khôi phục lại nhịp tim bình thường. Có thể cần một số cú sốc điện để nhịp tim ổn định, nhưng điều này sẽ ít gây đau gây đau đớn hay ảnh hưởng đến bệnh nhân.

7. Bệnh nhân có tỉnh táo khi thực hiện chuyển nhịp tim không?

Bệnh nhân có thể được an thần hoặc gây mê trong quá trình thực hiện thủ thuật.

8. Chuyện gì xảy ra sau khi sốc điện chuyển nhịp?

Sau khi thủ thuật kết thúc, bệnh nhân sẽ từ từ tỉnh lại. Có thể sẽ xuất hiện cảm giác đau trong ngực. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ ngay để được kê đơn thuốc hồi phục cần thiết.

Khi bạn hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ sẽ trao đổi về kết quả của thủ thuật sốc điện chuyển nhịp và kế hoạch chăm sóc tiếp theo. Bệnh nhân có thể sẽ cần tiếp tục sử dụng thuốc để ngăn chặn sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim trong tương lai. Nếu có câu hỏi về sốc điện chuyển nhịp, bạn có thể hỏi bác sĩ để được giải thích chi tiết.

9. Thời gian thực hiện thủ thuật chuyển nhịp bằng sốc điện

Sốc điện chuyển nhịp chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị, làm thủ tục và phục hồi có thể mất khoảng 4 - 6 giờ. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, bệnh nhân sẽ cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm.

Lưu ý: bệnh nhân sau khi thực hiện chuyển nhịp tim bằng sốc điện không nên lái xe trong vòng 24 giờ.

10. Bệnh nhân có cần ở lại bệnh viện không?

Thời gian lưu viện là câu hỏi thường gặp về sốc điện chuyển nhịp. Tùy vào tình trạng mà bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện hoặc không. Trong trường hợp bệnh nhân phục hồi tốt thì sẽ có thể xuất viện trong ngày. Nếu có các vấn đề khác cần theo dõi, bệnh nhân sẽ được thông báo cụ thể và được sắp xếp ở lại bệnh viện thêm một thời gian.

Trên đây là 10 câu hỏi phổ biến thường gặp nhất đối với sốc điện chuyển nhịp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan