Chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ tái phát cơn đau tim đã có nhiều minh chứng từ các nhà nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ. Chỉ số này không chỉ phản ánh lối sống và chế độ ăn uống, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Bài viết này giúp hiểu rõ hơn về triglyceride, cách thức nó ảnh hưởng đến cơ thể và những biện pháp để kiểm soát mức triglyceride, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là một loại lipid (chất béo) chính có trong máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng được tạo ra từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ, đặc biệt là từ các nguồn chất béo và carbohydrate. Sau khi ăn, cơ thể sẽ biến đổi bất kỳ lượng calo nào không cần sử dụng ngay tức thì thành triglyceride và tiến hành lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ. Khi cơ thể đang cần năng lượng, triglyceride sẽ được giải phóng vào máu.

Triglyceride được tạo ra từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ
Triglyceride được tạo ra từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ

2. Mối liên hệ giữa triglyceride và đau tim

Theo nghiên cứu, bệnh nhân từng trải qua cơn đau tim hoặc mắc hội chứng mạch vành cấp (ACS) có chỉ số triglycerides khi đói (TG) cao sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh tim mạch lên đến 61%. Đối với người bệnh đã được điều trị bằng statin để giảm cholesterol LDL (xấu), kết quả cũng không thay đổi.

Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối liên hệ quan trọng giữa chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số chất béo trung tính cao trong máu giúp dự đoán nguy cơ ngắn hạn và dài hạn cho các biến chứng tim mạch, bao gồm tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành, đau tim, đột quỵ và cơn đau thắt ngực không ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ACS (hội chứng mạch vành cấp) được điều trị bằng statin.

Chỉ số mỡ máu triglyceride cao tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim
Chỉ số mỡ máu triglyceride cao tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim

Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bệnh nhân có chỉ số triglycerid từ 200 mg/dL trở lên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây tử vong cao hơn 25% so với mức dưới 150 mg/dL. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn gần ba lần ở những người có triglycerid thấp.

Cuối cùng, dù đã cân nhắc đến các yếu tố như tuổi, tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành, bệnh nhân có tỷ lệ TG/HDL (cholesterol tốt) cao nhất vẫn có nguy cơ tử vong lớn hơn gấp 5 lần so với người có tỷ lệ thấp.

4. Phương pháp điều trị và cải thiện chỉ số mỡ máu triglyceride cao

  • Bệnh nhân có chỉ số triglyceride lúc đói trên 150 md/dL nên giảm cân, cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục điều độ.
  • Đối với những trường hợp có nồng độ vượt quá 500 mg/dL cần phải điều trị bằng thuốc.
  • Sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6 trong chế độ ăn uống là quan trọng. Một tỷ lệ không cân đối, đặc biệt là với lượng omega-6 quá cao so với omega-3, có thể làm tăng nguy cơ viêm và các vấn đề sức khỏe bao gồm cả bệnh tim mạch.
Giảm cân và tập thể dục là một trong những cách điều trị đối với bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao
Giảm cân và tập thể dục là một trong những cách điều trị đối với bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao

Chỉ số mỡ máu triglyceride cao không chỉ là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Sự hiểu biết về mối liên hệ này giúp chúng ta nhận diện và điều trị hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ tái phát đau tim và các biến chứng tim mạch khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan