Ho là triệu chứng bệnh tim mạch mà bạn không nên chủ quan

Ho là triệu chứng bệnh tim tuy nhiên nó thường được bỏ qua và nhầm lẫn với các triệu chứng của hệ hô hấp. Cần phân biệt giữa ho do các vấn đề về hệ hô hấp và ho do bệnh tim mạch (đặc biệt là suy tim) gây ra để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và kịp thời chữa trị.

1. Ho là triệu chứng bệnh tim đúng hay sai?

Thông thường, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường thở. Ho bắt nguồn từ nguyên nhân xuất hiện các tác nhân gây khó chịu cho phổi, hoặc cơ thể đang cố gắng loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi hệ thống hô hấp. Bạn không cần phải lo lắng khi nếu thỉnh thoảng xuất hiện những cơn ho.

Tuy nhiên, ho là triệu chứng bệnh tim trong trường hợp ho dai dẳng trong một thời gian dài. Do vậy, ho dai dẳng chính là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm của bệnh về đường hô hấp và bệnh tim mạch. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ho dai dẳng là viêm đường hô hấp, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ... Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh này, cơn ho sẽ giảm đi sau khi đã được điều trị đúng cách.

Ho là triệu chứng bệnh tim nếu cơn kéo dài dai dẳng mặc dù đã điều trị theo hướng các bệnh về đường hô hấp
Ho là triệu chứng bệnh tim nếu cơn kéo dài dai dẳng mặc dù đã điều trị theo hướng các bệnh về đường hô hấp

Nếu tình trạng ho không cải thiện tốt hơn sau khi đã được điều trị theo hướng bệnh lý hô hấp, bệnh nhân có khả năng không chỉ mắc viêm đường hô hấp và các bệnh về đường hô hấp khác mà còn có nguy cơ bị bệnh tim. Khi đó, bác sĩ có thể bắt đầu xem xét đến nguy cơ bệnh nhân đang mắc phải suy tim và chỉ định bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tim mạch.

Chính vì thế, mọi người cần lưu ý đến tình trạng ho dai dẳng kéo dài dù đã điều trị theo các bệnh lý hô hấp, vì trong những trường hợp này, ho rất có thể là một trong những triệu chứng bệnh tim mạch cần được chú ý và theo dõi một cách hiệu quả.

2. Vì sao mắc bệnh tim mạch lại xuất hiện các cơn ho?

Khi bị suy tim, chức năng tim của bệnh nhân bị giảm, khả năng co bóp có thể bị yếu đi khiến máu và dưỡng chất không lưu thông một cách hiệu quả. Chính vì thế, dịch tuần hoàn trong cơ thể có thể bị ứ đọng tại phế quản-phổi, dẫn đến tình trạng phù phổi. Khi đó, bệnh nhân sẽ ho liên tục - một phản xạ tự nhiên do cơ thể đang nỗ lực loại bỏ các chất dịch dư thừa trong phế quản.

Các triệu chứng hô hấp có thể xuất hiện trong bệnh cảnh suy tim như:

  • Khó thở trầm trọng hơn khi tập thể dục, gắng sức hoặc khi nằm.
  • Thở khò khè, nặng nề.
  • Ho có đờm, ho khạc đờm có màu trắng hoặc hồng.
  • Ho khan.

Một số bác sĩ cho biết, có những bệnh nhân đến bệnh viện vì ho dai dẳng, khó thở nhiều tháng mặc dù được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc steroid. Ban đầu các bác sĩ chỉ chẩn đoán bệnh nhân mắc các bệnh thông thường như viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên...

Tuy nhiên ho dai dẳng kéo dài cùng các dấu hiệu khác như tăng cân, sưng phù ở chân tay, bụng cũng là những dấu hiệu ho là triệu chứng bệnh tim mạch cần phải quan tâm. Ngay cả những triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi, buồn nôn, đầy hơi cũng là cần phải được chú ý theo dõi để phòng ngừa suy tim.

Bên cạnh ho, buồn nôn, mệt mỏi cũng là những triệu chứng bệnh tim mạch
Bên cạnh ho, buồn nôn, mệt mỏi cũng là những triệu chứng bệnh tim mạch

3. Ho là triệu chứng bệnh tim vậy làm thế nào để điều trị ho do bệnh tim mạch?

Khi bản thân đang gặp phải các triệu chứng bệnh tim mạch, chúng ta cần phải liên hệ ngay lập tức với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe tim mạch như xét nghiệm máu, X-quang ngực, siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG), cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI tim.

Sau khi đã xác định được giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn giúp bệnh nhân thay đổi một số thói quen sống hằng ngày, rèn luyện một lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho tim;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng;
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ;
  • Kiểm soát tốt tâm trạng, giảm căng thẳng;
  • Tránh hoặc hạn chế uống rượu và caffeine;
  • Bỏ hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim, trong đó bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE);
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II;
  • Thuốc ức chế neprilysin;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc đối kháng Aldosterone;
  • Digoxin;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Hydralazine và isosorbide mononitrate.;
  • Thuốc ức chế SGLT2.

Trong trường hợp ho dai dẳng do suy tim khi được điều trị thích hợp thì triệu chứng này sẽ được thuyên giảm, hoặc thậm chí là không còn xuất hiện.

4. Có phải tất cả các cơn ho là triệu chứng bệnh tim mạch không?

Không phải tất cả các cơn ho là triệu chứng bệnh tim mạch
Không phải tất cả các cơn ho là triệu chứng bệnh tim mạch

Không phải tất cả các cơn ho là triệu chứng bệnh tim mạch. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng ho, trong đó bao gồm:

  • Xuất hiện các tác nhân gây kích ứng cho đường hô hấp hoặc gây dị ứng: nấm mốc, bụi, phấn hoa
  • Cảm lạnh, cúm
  • Viêm phổi, viêm đường hô hấp
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm xoang

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh hô hấp hoặc viêm phế quản nhưng tình trạng ho không được cải thiện, bệnh nhân hãy đến khám và nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ điều trị của mình để có phương hướng điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ho dai dẳng, xem xét đến nguy cơ khả năng mắc bệnh tim mạch, phát hiện kịp thời suy tim và từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

136 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan