Lưu ý dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già

Việc sử dụng thuốc huyết áp cho người già cần hết sức thận trọng, do họ thường đồng mắc thêm một số bệnh lý hoặc có các biến chứng mạn tính do tăng huyết áp gây ra như bệnh mạch vành, suy tim sung huyết, đột quỵ,... Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đến hạn chế nguy cơ biến chứng và tử vong.

1. Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già

Để sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già hiệu quả cần tuân thủ nguyên tắc “tam giác bệnh lý ”- tăng huyết áp – bệnh kèm – mức độ lão hóa ở người cao tuổi.

  • Lấy bệnh nhân làm trung tâm để chọn mức huyết áp mục tiêu và loại thuốc.
  • Liều thuốc cao huyết áp cho người già ban đầu là liều thấp và tăng từ từ.
  • Tránh để bệnh nhân bị tụt huyết áp tư thế, không để huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg và huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg.
  • Nếu người cao tuổi không có bệnh kèm, thuốc thích hợp gồm: Thuốc lợi tiểu, chẹn hệ RAA – renin angiotensin, chẹn kênh canxi.
  • Tất cả các thuốc chống tăng huyết áp hiện hành đều có thể được sử dụng tùy thuộc vào bệnh đi kèm.

Ngoài ra trước và trong quá trình sử dụng thuốc huyết áp cho người già, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá các bất thường chức năng ở thận cho bệnh nhân.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc huyết áp cho người già

Các loại thuốc cao huyết áp cho người già rất đa dạng. Để sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già hiệu quả, cần lưu ý với những vấn đề sau đây.

2.1 Thuốc lợi tiểu

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc lợi tiểu là tăng đi tiểu. Mức độ glucose, kali, cholesterol có thể dao động tùy thuộc vào loại thuốc lợi tiểu bạn đang dùng. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ trong suốt quá trình điều trị, vì thuốc lợi tiểu có thể gây ra các tác dụng không mong muốn phổ biến khác như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Yếu cơ hoặc chuột rút

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của thuốc lợi tiểu có thể gặp như:

Đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh đi kèm cần phải lưu ý một số tác dụng phụ như:

Theo thời gian các tác dụng phụ có thể giảm dần. Người bệnh hãy thông báo với bác sĩ nếu các tác dụng phụ gây khó chịu cho bạn hoặc kéo dài trong quá trình dùng thuốc. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc huyết áp của bạn hoặc chuyển sang dùng loại thuốc lợi tiểu khác.

2.2 Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARA) và ức chế men chuyển

Theo JNC 7, có một số lưu ý khi sử dụng thuốc ARA và ức chế men chuyển làm thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già như sau:

  • Người cao tuổi có tăng huyết áp và có nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu và ức chế men chuyển.
  • Người cao tuổi bị suy tim sung huyết nên được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển phối hợp với thuốc chẹn β-adrenergic.
  • Bệnh nhân cao tuổi bị suy thận mạn, đái tháo đường, và protein niệu nên được chỉ định dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II typ 1.
  • Bệnh nhân cao tuổi không dung nạp được thuốc ức chế men chuyển do bị phù mạch thần kinh, ho, phát ban, thay đổi vị giác có thể được chỉ định dùng một thuốc ức chế thụ thể angiotensin II khác thay thế.
  • Không sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali cho những bệnh nhân đang dùng thuốc ARA hoặc ức chế men chuyển.

Trong quá trình sử dụng thuốc cao huyết áp cho người già, cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc và báo lại bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên dai dẳng hoặc nghiêm trọng.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II:

  • Choáng, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy. Tình trạng này có thể xảy ra mạnh nhất sau liều đầu tiên, đặc biệt nếu đang sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Tiêu chảy, yếu cơ, đau lưng, đau chân , khó ngủ, nhịp tim bị rối loạn, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Lú lẫn.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Ho, mặc dù ít phổ biến hơn khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc ức chế men chuyển:

  • Ho
  • Đỏ da, ngứa hoặc phát ban
  • Choáng chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Suy thận
  • Nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Sưng lưỡi, cổ, mặt.
  • Mức độ kali cao: với các biểu hiện như lú lẫn, lo lắng, nhịp tim không đều, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, môi, khó thở hoặc thở gấp và yếu chân.

2.3 Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta không được khuyến cáo là thuốc đầu tay trong sử dụng điều trị cao huyết áp ở những người chỉ bị cao huyết áp. Thuốc chẹn beta được sử dụng để ngăn ngừa, điều trị hoặc cải thiện các triệu chứng ở những người:

Thuốc chẹn beta không được dùng ở những bệnh nhân:

  • Nhịp chậm xoang nặng, bệnh xoang nhĩ và blốc nhĩ thất độ I, II và III
  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi có co thắt phế quản nghiêm trọng
  • Bệnh động mạch ngoại vi rất nặng

Ngoài ra, thuốc chẹn beta còn có thể gây trầm cảm hoặc lẫn lộn ở người cao tuổi. Thận trọng khi sử dụng thuốc chẹn beta ở những bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết hoặc bị đái tháo đường không ổn định.

2.4 Thuốc chẹn kênh calci

  • Tránh sử dụng các thuốc chẹn kênh calci nhóm dihydropyridine tác dụng ngắn, vì có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch.
  • Bệnh nhân nhịp chậm xoang nặng, bệnh xoang nhĩ và blốc nhĩ thất độ I, II và III không được sử dụng verapamil và diltiazem.
  • Thuốc chẹn kênh canxi chống chỉ định với một số bệnh nhân sau nhồi máu do tăng khả năng tử vong, các biến cố trên mạch vành cũng như gây ra suy tim sung huyết.
  • Một số thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim của bệnh nhân.
  • Tăng nguy cơ táo bón

2.5 Thuốc chẹn α-adrenergic

Thuốc chẹn alpha thường không được lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh cao huyết áp. Thay vào đó, chúng được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác khi huyết áp cao khó kiểm soát. Khi bắt đầu dùng thuốc chẹn alpha, bạn có thể bị chóng mặt, huyết áp thấp hoặc ngất xỉu khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm. Vì vậy, liều đầu tiên thuốc chẹn alpha thường được dùng trước khi đi ngủ.

Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Nhịp tim đập mạnh
  • Mệt mỏi

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh sử dụng các thuốc khác trước khi dùng thuốc chẹn alpha. Loại thuốc này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các loại thuốc khác mà bạn sử dụng. Thuốc chẹn alpha có thể cải thiện tổng lượng cholesterol. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng lâu dài một số thuốc chẹn alpha có thể làm tăng nguy cơ suy tim.

2.6. Thuốc tác dụng theo cơ chế trung ương

Không dùng riêng các thuốc thuộc nhóm này ở người cao tuổi do khả năng cao gặp các tác dụng phụ như:

  • An thần
  • Gây ra hoặc làm nặng tình trạng trầm cảm
  • Táo bón.

2.7 .Thuốc giãn mạch trực tiếp

Các thuốc thuộc nhóm giãn mạch trực tiếp có thể gây ra:

3. Hạ huyết áp tư thế khi sử dụng thuốc huyết áp cho người già

Khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển có thể gây hạ huyết áp tư thế ở người lớn tuổi. Có khoảng 20% người cao tuổi bị hạ huyết áp tư thế và nó càng phổ biến hơn ở những người có bệnh đi kèm, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp và những người cần chăm sóc thời gian dài tại cơ sở y tế.

Khi bị hạ huyết áp tư thế và không có thuốc điều trị giảm huyết áp bên cạnh thì có thể sử dụng một số biện pháp như:

  • Thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng một cách từ từ
  • Không nên nằm quá lâu
  • Ngưng, giảm hoặc đổi loại thuốc hạ áp
  • Đeo tất áp lực nếu có bị kèm bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ngoại biên
  • Uống nhiều nước

Nếu tình trạng không thuyên giảm xảy ra thường xuyên hơn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn hãy đến các cơ sở y tế để được xử trí, các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị giảm huyết áp hoặc một số phương pháp phù hợp cho tình trạng của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan