Thuốc Guanethidine là thuốc gì: Công dụng và liều dùng

Guanethidine là thuốc thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị cho người bệnh tăng huyết áp, thuốc có dạng bào chế viên nén, ống tiêm, dung dịch nhỏ mắt. Để biết thêm chi tiết thông tin chi tiết về công dụng và liều dùng của thuốc Guanethidine hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thuốc Guanethidine là thuốc gì?

Thuốc Guanethidine là thuốc được dùng để điều trị cho những bệnh nhân tăng huyết áp. Guanethidin có thể được điều trị đơn lẻ hoặc sử dụng đồng thời cùng những loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp khác.

1.1 Chỉ định sử dụng thuốc Guanethidine trong những trường hợp

  • Bệnh nhân tăng huyết áp với tình trạng vừa và nặng.
  • Trường hợp bị tăng huyết áp thận như viêm bể thận.
  • Bị suy thoái hóa tinh bột ở thận và hẹp động mạch thận.
  • Mắc một số bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp góc mở, lồi nội tiết, mắt bị tê liệt, mí mắt khó mở.

1.2 Chống chỉ định

Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giãn tĩnh mạch sẽ không cải thiện nếu bạn tiếp tục mang thai
Phụ nữ mang thai có chống chỉ định với thuốc

2. Liều dùng thuốc Guanethidine

Tuỳ thuộc với tình trạng bệnh lý mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau. Theo đó, liều dùng Guanethidin cụ thể như sau:

2.1 Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong điều trị cho bệnh nhân ngoại trú

  • Dạng uống: Liều khởi đầu 10 mg mỗi ngày, sau đó tăng liều lên 12,5 mg mỗi ngày, trước khi tăng liều cần có sự đồng ý của bác sĩ, không được tự ý tăng liều. Trung bình khoảng 25 – 50 mg/ngày.
  • Dạng tiêm bắp: Tiêm 10 – 20mg/ lần, thuốc sẽ có thể hạ huyết áp trong vòng 30 phút và có hiệu quả trong khoảng 1 – 2 giờ.Nếu tình trạng tăng huyết áp vẫn tái diễn thì có thể tiêm thêm liều 10 – 20 mg, tuy nhiên khoảng cách giữa các liều tiêm tăng lên là 3 giờ.

Dùng cho bệnh nhân điều trị nội trú

  • Liều khởi đầu: 10mg/ ngày. Có thể tăng liều dùng 400mg/ngay, tuy nhiên khi tăng liều cần có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Riêng đối với người cao tuổi nên dùng 5mg/ ngày.

Dùng trong điều trị các bệnh về mắt

  • Sử dụng dung dịch nhỏ mắt, nhỏ 1 – 2 giọt/ mắt.
  • Mỗi ngày nhỏ từ 2 – 4 lần.

2.2 Liều dùng cho trẻ em

  • Sử dụng liều ban đầu với 0,2 mg/ kg/ lần/ ngày.Duy trì trong khoảng 1 – 2 tuần.
  • Sử dụng liều duy trì: Tăng thêm liều lượng tương đương với liều ban đầu có thể tăng đến 3mg/ kg/ ngày. Tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trước khi tăng thêm liều cần có sự đồng ý từ bác sĩ, không được tự ý mua về và sử dụng.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?
Tuỳ thuộc với tình trạng bệnh lý mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Guanethidine

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có biểu hiện bất thường cần ngừng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám

Uống thuốc đúng liều lượng; nếu quên liều dùng thuốc, chỉ dùng liều tiếp không được uống bù gấp đôi liều.

4. Tác dụng phụ của thuốc Guanethidine

Trong quá trình sử dụng thuốc Guanethidin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Ở vị trí tiêm da bị kích ứng sưng đỏ, tấy xuất hiện mủ;
  • Cơ thể bị suy nhược, chóng mặt thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu;
  • Suy tim xung huyết;
  • Nhịp tim chậm hơn bình thường;
  • Tăng ure máu;
  • Mất vị giác với đồ ăn, ăn cảm giác không ngon miệng có triệu chứng nôn mửa;
  • Ức chế xuất tinh, tiểu đêm;
  • Có biểu hiện của bệnh trầm cảm
  • ...

Không phải ai sử dụng thuốc cũng xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Guanethidin người bệnh không nên chủ quan. Một khi có những dấu hiệu trên nên báo cáo với bác sĩ biết để có những phương án xử lý kịp thời, tránh biến chứng.

Mất ngủ chóng mặt
Cơ thể suy nhược, chóng mặt là tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc

5. Tương tác thuốc Guanethidin

Có một số loại thuốc khi sử dụng kết hợp với Guanethidin sẽ làm gia tăng tác dụng phụ làm suy giảm chức năng của thuốc. Để hạn chế quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào.

Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Guanethidin như:

  • Thuốc ức chế monoamin oxydase: gây ra hiện tượng giải phóng catecholamin khi sử dụng kết hợp với Guanethidin gây cơn tăng huyết áp nguy hiểm.
  • Các thuốc chống loạn nhịp và digitalis: Sẽ gây ra các triệu chứng loạn nhịp tim nghiêm trọng.
  • Nếu sử dụng Guanethidin đồng thời với các thuốc hạ huyết áp khác như reserpin, methyldopa, các thuốc giãn mạch (đặc biệt minoxidil), các thuốc chẹn beta và uống rượu sẽ làm giảm đi tác dụng hay hoạt động của những loại thuốc.
  • Các thuốc ngừa thai đường uống.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc, đặc biệt:

  • Người bệnh có tiền sử bị viêm loét dạ dày.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim như bệnh nhân vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
  • Đang bị tiêu chảy.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hen suyễn, bệnh tiểu đường type 2.
  • Tiêu chảy
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận như: U tuỷ thượng thận

Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Bảo quản thuốc Guanethidin ở nhiệt độ phòng bình thường, không bảo quản nơi ẩm ướt hay chỗ có ánh nắng trực tiếp của mặt trời sẽ làm cho thuốc bị mất đi tác dụng.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan