Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch: Bệnh DVT có ảnh hưởng đến tim?

Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là một thông tin quan trọng trong việc hiểu và quản lý sức khỏe tim mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường là ở cẳng chân hoặc đùi, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho hệ thống tim mạch.

1. Tổng quan về huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường là ở cẳng chân, đùi, xương chậu hoặc đôi khi ở cánh tay. DVT không chỉ xảy ra ở những bộ phận này mà còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả trái tim.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm trái tim
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm trái tim

2. Các vấn đề về tim có thể gây ra DVT

Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch bắt nguồn từ một số vấn đề tim mạch là nguyên nhân gây ra DVT:

  • Suy tim: Khi cơ tim yếu hoặc tổn thương không thể bơm máu hiệu quả, làm chậm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu.
  • Rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều: Các tình trạng này làm thay đổi cách máu chảy qua tim, tăng nguy cơ mắc DVT.
Suy tim là một trong những nguyên nhân gây ra DVT
Suy tim là một trong những nguyên nhân gây ra DVT

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc DVT

  • Bệnh di truyền: Liên quan đến protein cần thiết cho quá trình đông máu.
  • Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone: Có thể làm chậm lưu lượng máu và gây đông máu.
  • Không hoạt động: Tư thế cố định trong thời gian dài có thể dẫn đến cục máu đông.

Các yếu tố nguy cơ cao khác

  • Tiểu đường
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Mang thai
  • Ung thư
  • Hút thuốc

2. Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là gì?

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) xảy ra trong tĩnh mạch - nơi trái tim vận chuyển máu và những chất cần thiết từ các phần khác của cơ thể. Dù DVT không trực tiếp xảy ra trong hệ thống tim mạch nhưng cục máu đông có thể di chuyển qua tim khi đi đến phổi.

Quá trình này diễn ra như sau: tĩnh mạch hoạt động như con đường cao tốc. Khi các chi và bộ phận khác của cơ thể sử dụng oxy trong máu, tĩnh mạch sẽ đưa máu (nay đã giảm lượng oxy), trở về tim để hệ thống tim mạch có thể tái nạp năng lượng.

Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là gì? Biến chứng DVT và ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là gì? Biến chứng DVT và ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Buồng bơm máu phải của tim hay còn gọi là tâm thất phải, đẩy máu đến phổi. Tại đây, máu hấp thụ oxy, bơm máu này ra ngoài để cung cấp cho cơ thể sử dụng. Lúc này, máu rời khỏi tim thông qua động mạch.

3. Biến chứng của DVT

3.1 Thuyên tắc phổi (PE)

Thuyên tắc phổi (PE) là vấn đề nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi bị DVT. Khoảng một nửa số người bị DVT sẽ xuất hiện các triệu chứng PE trong vòng 3 tháng. Khi mắc phải PE, một phần cục máu đông trong tĩnh mạch sẽ vỡ ra và di chuyển ngược dòng, đầu tiên qua các chi và sau đó qua tim đến phổi. Nếu cục máu đông này bị mắc kẹt và ngăn chặn máu đến phổi, máu sẽ không được tiếp oxy - điều mà tim và phần còn lại của cơ thể cần để hoạt động bình thường. Bệnh PE rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong khi tình trạng này có tỷ lệ là 4 người thì có một người chết đột ngột. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị nếu bệnh nhân phát hiện kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo của PE:

  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau ngực hoặc khó chịu, đặc biệt là khi bạn thở sâu hoặc ho
  • Mạch nhanh
  • Ho ra máu

3.2 Hội chứng hậu huyết khối

Bệnh nhân DVT có thể bị biến chứng ở tĩnh mạch và da ở chân, cánh tay. Điều này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng việc thiếu máu đến các chi có thể dẫn đến sưng, đau, đổi màu da và lở loét trên da. Những triệu chứng này được gọi là Hội chứng hậu huyết khối.

3.3 Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch: DVT tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đột quỵnhồi máu cơ tim - tình trạng này là do tắc nghẽn trong động mạch, là những biến chứng nguy hiểm khi máu giàu oxy không thể đến não hoặc tim. Những người từng bị đột quỵ cũng có nguy cơ mắc DVT cao hơn.

4. Thuốc điều trị DVT

Huyết khối tĩnh mạch sâu và tim mạch là hai loại bệnh khác nhau, tuy nhiên, thuốc ngăn ngừa đông máu ở người mắc bệnh tim mạch cũng được sử dụng để ngăn ngừa cũng như điều trị DVT. Thuốc chống đông máu được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim hoặc cấy ghép van tim, ống đỡ động mạch, có thể làm giảm nguy cơ đông máu ở những nơi khác trong cơ thể.

Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa DVT và tim mạch không chỉ giúp chúng ta nhận biết các nguy cơ sức khỏe mà còn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nhận thức sâu sắc về cách thức mà DVT có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và ngược lại là bước quan trọng trong việc quản lý toàn diện sức khỏe tim mạch. Những nỗ lực này không chỉ giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng nghiêm trọng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân chịu ảnh hưởng bởi DVT và tim mạch.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan