Nguy cơ mắc DVT ở bệnh nhân ung thư: có hay không?

Nguy cơ mắc DVT ở bệnh nhân ung thư (DVT - huyết khối tĩnh mạch sâu) là điều bệnh nhân cần chú ý đến để cải thiện sức khoẻ tổng thể. Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa DVT và ung thư, chúng ta cần phân tích sâu hơn về cơ chế bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sự phát triển của cả hai tình trạng này

1. Nguy cơ mắc DVT ở bệnh nhân ung thư

Mối liên hệ giữa ung thư và nguy cơ tắc mạch do một loại cục máu đông gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) đây là hai bệnh nhưng có liên quan nhau. Nếu bị ung thư, bệnh nhân có nguy cơ mắc DVT cao hơn. Và nếu bệnh nhân bị DVT, khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sẽ tăng lên.

1.1. Ảnh hưởng của cục máu đông đối với cơ thể

Khả năng đông máu rất quan trọng vì nếu không có cơ chế này, mọi vết xước và vết cắt trên cơ thể sẽ không ngừng chảy máu. Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu khi cục máu đông phát triển ở nơi không mong muốn.

DVT là cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch, thường gặp là tĩnh mạch ở chân. DVT khiến các phần tổ chức xung quanh bị chèn ép gây đau đớn, nóng lên và sưng to. Khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể, nhiều vấn đề nghiêm trọng sẽ xuất hiện. Nếu nó di chuyển đến phổi và gây thuyên tắc, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

DVT khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn tại các vùng xung quanh
DVT khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn tại các vùng xung quanh

1.2. Ung thư có thế gây ra cục máu đông bằng cách nào?

Trong hầu hết mọi trường hợp, cơ thể chúng ta có thể tự cân bằng cơ chế đông máu. Nhưng khi bị ung thư, cơ thể có thể làm mất sự cân bằng đó. Tế bào ung thư làm tổn thương các mô trong cơ thể, tăng quá trình viêm dẫn đến sưng tấy và gây đông máu. Các khối u cũng sản sinh ra các chất gây tăng đông máu. Một số loại ung thư có nhiều khả năng gây ra DVT hơn những loại khác, chẳng hạn như ung thư:

  • Não.
  • Gan.
  • Thận.
  • Phổi.
  • Buồng trứng.
  • Tuyến tụy.
  • Dạ dày.
  • Tử cung.

Nguy cơ mắc bệnh DVT cũng cao hơn đối với bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch cũng như với tình trạng ung thư đã di căn khắp cơ thể (ung thư di căn). Từ mối liên hệ giữa các tình trạng, cục máu đông được xem là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.

1.3. Thuốc điều trị ung thư có thể gây ra cục máu đông, dẫn đến tình trạng DVT

Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư nhưng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Những loại thuốc này làm hỏng mạch máu hoặc giảm mức độ của các protein, đặc biệt trong máu có chức năng ngăn chặn quá trình đông máu. Một số loại thuốc có thể kể đến:

  • Darbepoetin (Aranesp);
  • Epoetin (Epogen, Procrit);
  • Lenalidomide (Revlimid);
  • Tamoxifen (Nolvadex, Soltamox) - một loại hormone thường được sử dụng để điều trị ung thư vú;
  • Thalidomide (Synovir, Thalomid).
Nguy cơ mắc DTV ở bệnh nhân ung thư cao do sử dụng một số điều trị ung thư
Nguy cơ mắc DTV ở bệnh nhân ung thư cao do sử dụng một số điều trị ung thư

Nguy cơ mắc DVT ở bệnh nhân ung thư còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác. Ví dụ, nguy cơ DVT tăng lên đáng kể nếu bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ung thư, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật ở vùng bụng hoặc hông. Ngoài ra, thời gian dài nằm trên giường trong quá trình hồi phục hoặc sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm trong thời gian điều trị tại bệnh viện cũng tăng nguy cơ DVT.

2. Phòng ngừa và điều trị DVT ở bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về nguy cơ DVT và các biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng.

  • Sử dụng thuốc chống đông máu
  • Vận động nhẹ càng sớm càng tốt sau phẫu thuật ;
  • Mang vớ, tất bó đặc biệt (vớ nén hay còn gọi là tất áp lực) giúp cải thiện lưu lượng máu;
  • Sử dụng thiết bị bơm hơi áp lực cách quãng (Intermittent Pneumatic Compression - IPC).

3. Phòng ngừa ung thư ở bệnh nhân DVT

Bên cạnh nguy cơ mắc DVT ở bệnh nhân ung thư, bệnh nhân DVT cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ nguy cơ ung thư vì hai bệnh lý này có mối liên hệ với nhau. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm. Bệnh nhân ung thư và từng mắc DVT đều có nguy cơ cao mắc DVT trong tương lai. Những việc cần làm để giảm nguy cơ:

  • Hạn chế ngồi nhiều;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Giữ cân nặng ở mức phù hợp;
  • Không hút thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư ở bệnh nhân DVT
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư ở bệnh nhân DVT

Mối liên hệ giữa ung thư và DVT đòi hỏi sự chú ý và quản lý cẩn thận từ phía bác sĩ và bệnh nhân. Điều quan trọng là phải nhận biết sớm các dấu hiệu của DVT, thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị và phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ tổng thể và sức khỏe tim mạch.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan