Những điều cần biết khi thực hiện vá lỗ thông liên nhĩ

Thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ vẫn chưa phổ biến như các thiết bị hỗ trợ tim mạch khác, như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất trái. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ bác sĩ về bất cứ điều gì bản thân chưa hiểu về thiết bị và quy trình chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện thủ thuật.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ, chuyên ngành Nội tim mạch, tại Vinmec Central Park.

1. Lợi ích của thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ (ASD) là gì?

Tỷ lệ thành công trong việc đặt thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ (ASD) lên đến hơn 93% theo nhiều nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc sử dụng thiết bị vá ASD bằng cách can thiệp qua da (sử dụng ống thông) có hiệu quả và độ an toàn không kém so với phẫu thuật tim mở. Thậm chí, quá trình khôi phục của bệnh nhân can thiệp qua da sẽ ngắn hơn và sức khoẻ tổng thể của họ cũng tốt hơn, ít đau đớn hơn.

Quá trình khôi phục của bệnh nhân thực hiện vá lỗ thông liên nhĩ bằng ống thông sẽ ngắn hơn, ít đau đớn hơn so với phẫu thuật tim hở
Quá trình khôi phục của bệnh nhân thực hiện vá lỗ thông liên nhĩ bằng ống thông sẽ ngắn hơn, ít đau đớn hơn so với phẫu thuật tim hở

Nghiên cứu cũng cho biết, việc sử dụng ống thông để đặt thiết bị vá lỗ thông trên vách ngăn tâm nhĩ, điều trị trường hợp lỗ bầu dục (PFO) sẽ giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ khi so với phương pháp điều trị bằng thuốc.

2. Những tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra

Tác dụng phụ hoặc biến chứng khi sử dụng thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ, có thể bao gồm:

  • Huyết khối.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Thiết bị di chuyển, làm sai lệch vị trí.
  • Viêm nội tâm mạc
  • Khó khăn trong việc tiếp cận nhĩ trái trong tương lai.
  • Thiết bị gây ăn mòn (Tình trạng này hiếm gặp, với tỷ lệ ước tính từ 0.04% đến 0.3%).
Rối loạn nhịp tim là một trong những biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy thiết bị vá ASD
Rối loạn nhịp tim là một trong những biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy thiết bị vá ASD

3. Phòng ngừa biến chứng và tác dụng phụ

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để giảm thiểu một số biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp mà bác sĩ sử dụng:

  • Để ngăn chặn huyết khối, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh uống thuốc chống đông máu trong vòng sáu tháng sau khi sử dụng thiết bị vá ASD.
  • Để ngăn chặn thiết bị gây ăn mòn, các bác sĩ sẽ lựa chọn thiết bị phù hợp và kích thước thiết bị phù hợp cho từng người bệnh.

Để bảo vệ bản thân khỏi viêm nội tâm mạc trong sáu tháng đầu sau khi nhận thiết bị vá ASD, bệnh nhân cần phải

  • Thông báo cho bác sĩ điều trị và nha sĩ biết rằng bản thân đang sử dụng thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng nhiễm trùng (đau họng, đau nhức cơ thể và sốt).
  • Chăm sóc răng miệng tốt để ngăn chặn nhiễm trùng.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ.
  • Uống kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào có thể gây chảy máu, chẳng hạn như mỗi khi đến nha khoa (kể cả làm sạch răng cơ bản), các xét nghiệm xâm lấn và hầu hết các phẫu thuật lớn hoặc nhỏ.
  • Thảo luận với bác sĩ về loại và liều lượng kháng sinh cần sử dụng.
Sau khi cấy ghép thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ, bệnh nhân cần uống kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào có thể gây chảy máu
Sau khi cấy ghép thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ, bệnh nhân cần uống kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào có thể gây chảy máu

4. Thời gian hồi phục sau khi thực hiện vá lỗ thông liên nhĩ

Người bệnh sẽ cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi bác sĩ sử dụng ống thông để cấy ghép thiết bị vá ASD. Sau đó, người bệnh có thể cần nghỉ ngơi trong hai tuần. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động không gây căng thẳng sau khi thực hiện thủ thuật một hoặc hai ngày. Bệnh nhân phẫu thuật tim hở cần nhiều thời gian để hồi phục hơn.

5. Thiết bị vá lỗ thông liên nhĩ có an toàn không?

Thủ thuật này nhìn chung khá an toàn, tỷ lệ tử vong trong bệnh viện do loại phẫu thuật này rất thấp (0.3% đến 0.9%).

Liên hệ với bác sĩ nếu người bệnh bất tỉnh hoặc có cơn đau ngực sau khi nhận thiết bị vá ASD. Người bệnh cũng cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo thiết bị ở đúng vị trí và hoạt động đúng cách.

Theo thời gian, mô cơ thể sẽ phát triển xung quanh thiết bị vá ASD và thiết bị sẽ dần dần trở thành một phần của trái tim.

Người bệnh có thể được chụp cộng hưởng từ (MRI) sau khi nhận thiết bị vá ASD. Tuy nhiên, có thể có một số hạn chế, chẳng hạn như phải chụp trong máy có trường từ yếu hơn. Bệnh nhân hãy thảo luận với bác sĩ về tính an toàn khi bắt buộc phải chụp MRI.

Bệnh nhân cần bác sĩ tư vấn về tính an toàn của việc chụp MRI sau khi cấy ghép thiết bị vá ASD
Bệnh nhân cần bác sĩ tư vấn về tính an toàn của việc chụp MRI sau khi cấy ghép thiết bị vá ASD
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan