Lợi ích và rủi ro khi thực hiện đóng lỗ thông liên nhĩ

Hãy cùng bài viết điểm qua những lợi ích, rủi ro đến từ thủ thuật đóng lỗ thông liên nhĩ để có thể quyết định điều trị bệnh từ sớm và tránh biến chứng về sau.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ, chuyên ngành Tim mạch, tại Bệnh viện Vinmec Central Park.

1. Thủ thuật đóng lỗ thông liên nhĩ (ASD) là gì?

Thủ thuật điều trị thông liên nhĩ (ASD) được thực hiện để đóng một lỗ trên vách ngăn giữa hai buồng trên của tim, được gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Quá trình sửa chữa ASD có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật tim hở hoặc thủ thuật qua da, tùy thuộc vào kích thước của lỗ trong tim và các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân.

Khó phát hiện nhưng để lại nhiều vấn đề tim mạch về sau, bệnh nhân cần chủ động điều trị thông liên nhĩ ngay khi phát hiện ra bệnh
Khó phát hiện nhưng để lại nhiều vấn đề tim mạch về sau, bệnh nhân cần chủ động điều trị thông liên nhĩ ngay khi phát hiện ra bệnh

2. Ưu điểm của thủ thuật đóng ASD là gì?

Tỷ lệ thành công khi áp dụng thủ thuật đóng lỗ thông liên nhĩ lớn hơn 93% trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đóng ASD thông qua ống thông hiệu quả và an toàn không kém so với cách bác sĩ phẫu thuật trong quá trình phẫu thuật tim hở.

Đặc biệt, nếu thiết bị đóng ASD được đặt thông qua ống thông tim, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh, thoải mái hơn và thời gian nằm viện cũng có thể ngắn hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng ống thông để đóng tồn tại lỗ bầu dục (PFO) cũng mang lại kết quả tốt hơn so với việc chỉ sử dụng thuốc ngừa đột quỵ.

3. Tác dụng không mong muốn của thủ thuật đóng ASD là gì?

Biến chứng có thể xuất hiện sau khi sử dụng thiết bị đóng lỗ thông liên nhĩ bao gồm:

  • Hở van động mạch chủ (máu chảy ngược từ van động mạch chủ)
  • Xuất hiện huyết khối (cục máu đông)
  • Nhịp tim bất thường
  • Thiết bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu
  • Viêm nội tâm mạc do thủ thuật
  • Hở tồn lưu của thiết bị vá ASD (thường ngừng hở trong năm đầu tiên)
  • Khó tiếp cận tâm nhĩ trái trong tương lai
  • Hư hỏng thiết bị (hiếm gặp, được ước tính từ 0,04% đến 0,3%)
Bệnh nhân cần được theo dõi và trao đổi với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường sau thủ thuật
Bệnh nhân cần được theo dõi và trao đổi với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường sau thủ thuật

4. Rủi ro từ đóng lỗ thông liên nhĩ

Quá trình điều trị có thể xảy ra nhiễm trùng hoặc chảy máu nhiều hơn dự kiến sau phẫu thuật. Nhịp tim có thể trở nên không đều hoặc có nguy cơ suy tim.

Ngoài ra, cơ tim hoặc van tim có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Dịch có thể tích tụ quanh tim hoặc phổi, gây khó thở. Có thể xuất hiện cục máu đông ở chân, cánh tay, tim, phổi hoặc não, tạo ra nguy cơ đe dọa tính mạng.

Thiết bị sử dụng để đóng lỗ thông liên nhĩ (ASD) cũng có thể bị lệch khỏi vị trí, đòi hỏi một cuộc phẫu thuật bổ sung để khắc phục vấn đề này. Tùy thuộc vào tổn thương do ASD gây ra, có thể xảy ra tình trạng vấn đề tim không giảm sau khi được phẫu thuật.

5. Khi nào nên thông báo cho bác sĩ kiểm tra?

Sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh thông liên nhĩ, vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng và vấn đề tim mạch, đột quỵ. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào sau đây, hãy tìm kiếm ngay lập tức sự chăm sóc y tế:

  • Máu, dịch hoặc mủ chảy ra từ vết mổ.
  • Đau ngực.
  • Lú lẫn hoặc ngất xỉu.
  • Sốt.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc không giảm bớt khi sử dụng thuốc giảm đau.
  • Khó thở.
  • Nhịp tim không đều, như cảm giác phập phồng trong lồng ngực.

6. Các loại thuốc sử dụng sau thủ thuật

Có thể bạn sẽ cần một số nhóm thuốc sau đây sau khi phẫu thuật và điều trị bệnh thông liên nhĩ:

  • Thuốc kiểm soát nhịp tim để cải thiện và kiểm soát nhịp tim, cũng như có thể cần thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa từ cơ thể.
  • Kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng từ vi khuẩn.
  • Có thể được kê đơn thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hãy thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ y tế về cách sử dụng thuốc này một cách an toàn.
  • Thuốc kháng tiểu cầu, như aspirin, để ngăn ngừa cục máu đông.
  • Thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Sau khi đóng lỗ thông liên nhĩ, người bệnh cần tuân thủ lịch uống thuốc đúng theo đề nghị của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu
Sau khi đóng lỗ thông liên nhĩ, người bệnh cần tuân thủ lịch uống thuốc đúng theo đề nghị của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan