Những điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh: Triệu chứng và điều trị

Nắm rõ những điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bệnh cơ tim chu sinh (sau sinh) là tình trạng cơ tim yếu đi dẫn đến suy tim và có thể gây tử vong. Chẩn đoán sớm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về căn bệnh cơ tim chu sinh là gì, triệu chứng, hướng điều trị và phương pháp phòng ngừa bệnh.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Ngoại Tim mạch, tại Vinmec Times City.

1. Bệnh cơ tim chu sinh là gì?

Bệnh cơ tim chu sinh (peripartum cardiomyopathy - PPCM) là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây tổn thương cơ tim, ảnh hưởng lớn đến khả năng bơm máu và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bệnh cơ tim sau sinh thường ảnh hưởng đến sản phụ ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc tối đa 5 tháng sau khi sinh.

Đây không phải là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, thường xảy ra ở những phụ nữ trên 30 tuổi, mang thai lần đầu và mang đa thai. Vì vậy, việc nhận biết những điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh là vô cùng quan trọng.

Bệnh cơ tim chu sinh thường xảy ra trong thời kỳ cuối thai kỳ hoặc vài tháng sau khi sinh con
Bệnh cơ tim chu sinh thường xảy ra trong thời kỳ cuối thai kỳ hoặc vài tháng sau khi sinh con

2. Các triệu chứng - điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh

Triệu chứng của PPCM rất dễ gây nhầm lẫn và dễ bị bỏ sót do trùng hợp với những dấu hiệu khi đang mang thai. Dưới đây là những triệu chứng quan trọng cần lưu ý:

  • Khó thở (khó thở) - đặc biệt là khi cố gắng ngủ, khi nằm hoặc khi hoạt động thể chất.
  • Mệt mỏi .
  • Sưng ( phù ) bàn chân và mắt cá chân.
  • Tim đập nhanh .
  • Ho khan.
  • Tiểu đêm.
  • Tĩnh mạch cổ bị sưng.
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp) hoặc huyết áp giảm đột ngột khi bạn đứng dậy.

Bệnh cơ tim chu sinh thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc muộn hơn. Ngoài ra, việc mang thai càng tăng áp lực lên tim do cần bơm máu cho cả mẹ và thai nhi. Điều này có thể gây ra nhiều hệ luỵ khó lường nếu tim không hoạt động đúng cách. Vì vậy, việc theo dõi tim mạch trong suốt thai kỳ là cực kỳ quan trọng để được can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách của bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim chu sản?

Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim chu sinh (PPCM) vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Sự thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone prolactin ở phụ nữ mang thai tăng lên đáng kể. Prolactin có thể làm tăng nguy cơ viêm cơ tim, dẫn đến tổn thương cơ tim và suy tim.
  • Viêm cơ tim do virus: Một số loại virus, chẳng hạn như enterovirus, chlamydia, và cytomegalovirus, có thể gây viêm cơ tim. Viêm cơ tim do virus có thể là nguyên nhân gây PPCM.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng PPCM có thể có yếu tố di truyền. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc PPCM có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh là một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc PPCM, bao gồm:

  • Độ tuổi của thai phụ: Phụ nữ mang thai ở tuổi cao (trên 35 tuổi) có nguy cơ mắc PPCM cao hơn.
  • Số lần mang thai: Phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc PPCM cao hơn.
  • Đa thai: Phụ nữ mang thai đôi hoặc ba có nguy cơ mắc PPCM cao hơn.
  • Nhiễm độc thai nghén: Phụ nữ mắc nhiễm độc thai nghén có nguy cơ mắc PPCM cao hơn.
  • Các bệnh lý tim mạch trước khi mang thai: Phụ nữ mắc các bệnh lý tim mạch trước khi mang thai, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, hoặc béo phì, có nguy cơ mắc PPCM cao hơn.

4. Bệnh cơ tim chu sinh tác động đến cơ thể như thế nào?

Đa phần thai phụ mắc bệnh PPCM sẽ có các biểu hiện như khó thở, mệt mỏi, phù và đau ngực do cơ tim bị tổn thương, khiến tim không thể bơm máu hiệu quả đến phần còn lại của cơ thể.

Thai phụ mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thở, mệt mỏi
Thai phụ mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thở, mệt mỏi

Căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến tâm thất trái, một trong hai buồng bơm chính của tim. Tâm thất trái có nhiệm vụ là bơm máu giàu oxy từ phổi đến phần các bộ phận còn lại của cơ thể. Nhưng khi tâm thất trái bị tổn thương thì việc vận hành của chức năng này bị suy yếu đi.

Điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh quan trọng là “Phân suất tống máu thất trái (LVEF) - một chỉ số đo lường chức năng tim. Chỉ số được tính bằng tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái trong mỗi lần tim co bóp so với tổng lượng máu chứa trong tâm thất trái trước mỗi chu kỳ bơm. Chỉ số LVEF bình thường là từ 50% đến 70%. Nếu bệnh nhân PPCM có mức chỉ số LVEF dưới 45%, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

5. Điều trị bệnh cơ tim chu sinh

Mục tiêu của việc điều trị PPCM sẽ tập trung vào việc hồi phục chức năng tim và kiểm soát triệu chứng. Sau khi được chẩn đoán PPCM khi đang mang thai, bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ để đưa ra các lựa chọn thuốc phù hợp cho mẹ và bé. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo từ các chuyên gia để được cung cấp thông tin về điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh.

Điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh: Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh: Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ

6. Thuốc điều trị bệnh cơ tim chu sinh

Điều trị bệnh cơ tim chu sinh bao gồm việc sử dụng các loại thuốc tương tự như các loại suy tim khác. Tuy nhiên, một số loại thuốc bao gồm thuốc ức chế ACE, ARB, ARNI, MRA và thuốc ức chế SGLT2, không an toàn sử dụng trong thai kỳ.

Các loại thuốc dưới đây có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho thai nhi như làm tăng nguy cơ sinh non, rối loạn chức năng thận và gây tử vong cho thai nhi, bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARBs).
  • Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin(ARNIs).
  • Thuốc chện Beta.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc giãn mạch Hydralazine/nitrates.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Mineralocorticoid (MRAs).
  • Thuốc ức chế SGLT2

7. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cơ tim chu sinh?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cơ tim chu sinh là làm bất cứ điều gì để bảo vệ trái tim của bạn khỏe mạnh khỏi những thói quen xấu. Dưới đây là các cách để tim khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.
  • Tập thể dục thường xuyên .
  • Hạn chế thuốc lá và rượu .
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị nếu cần thiết.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn bảo vệ tim một cách khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn bảo vệ tim một cách khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim

8. Bệnh cơ tim chu sinh có thể hồi phục không?

Bệnh cơ tim chu sinh có thể đi theo bệnh nhân đến suốt đời, tuy nhiên nhiều trường hợp trước đây cho thấy, bệnh cơ tim chu sinh dần có thể phục hồi trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Một số phụ nữ có thể cần điều trị lâu dài để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa suy tim.

Sau khi phục hồi, điều cần biết về bệnh cơ tim chu sinh là bệnh nhân cần phải liên tục theo dõi sức khoẻ của mình và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Bởi vì cứ 5 người hồi phục PPCM thì có 1 người tái nhập viện vì tình trạng suy tim. Ngoài ra, ngay cả khi chỉ LVEF trở lại mức bình thường, nhưng triệu chứng khó thở ảnh hưởng về lâu dài có thể làm giảm khả năng tập thể dục của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec