Thuốc điều trị dị ứng và thuốc trị cảm cúm có làm tim đập nhanh?

Sau khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm hay dị ứng không được kê đơn từ bác sĩ, bệnh nhân thường gặp phải tác dụng phụ như tim đập nhanh. Tim đập nhanh sau khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng và thuốc trị cảm lạnh (không kê đơn) là một tình trạng nguy hiểm ở người mắc bệnh tim, cần phải theo dõi cẩn thận.

1. Tình trạng tim đập nhanh sau khi dùng thuốc điều trị dị ứng và thuốc trị cảm cúm

Tất cả chúng ta đều trải qua những lúc tim mình đập loạn nhịp, có thể do gắng sức, căng thẳng hoặc lo sợ. Nhưng nếu bạn cảm nhận tim đập nhanh khi sử dụng thuốc để kiểm soát dị ứng hoặc triệu chứng cảm lạnh, liệu có vấn đề gì không?

Câu trả lời dành cho bạn là còn phụ thuộc vào sức khoẻ người bệnh ở hiện tại như thế nào hay tiền sử trước đó.

Những cơn đánh trống ngực này có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tim hoặc ở những người khỏe mạnh. Nhưng đối với những người khỏe mạnh, tình trạng rối loạn nhịp tim này thường vô hại hoặc lành tính và thường không đáng lo ngại. Nhìn chung, khi bạn khỏe mạnh và cảm giác đó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thì có thể đó không phải là vấn đề.

Tuy nhiên, đôi khi một người khỏe mạnh phát hiện ra tình trạng bất thường ở tim sau khi dùng thuốc điều trị dị ứng hoặc thuốc trị cảm lạnh thì lại nguy hiểm. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng đánh trống ngực kéo dài hơn 30 phút hoặc nếu bạn nhận thấy các triệu chứng chóng mặt hoặc khó thở.

Một số người khoẻ mạnh cũng có khả năng bị tim đập nhanh sau khi uống thuốc OTC
Một số người khoẻ mạnh cũng có khả năng bị tim đập nhanh sau khi uống thuốc OTC

2. Tình trạng tim đập nhanh ở người mắc bệnh tim sau khi uống thuốc điều trị dị ứng và cảm cúm

Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp caobệnh tim, bạn cần chú ý xem tim có phản ứng với các loại thuốc trên hay không.

Các bác sĩ cho biết, các bệnh nhân cao huyết áp, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất (SVT) hoặc suy tim sung huyết, nên tránh các loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần của thuốc làm thông mũi. Để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ về tình trạng nhịp tim nhanh và các tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc.

Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc có chứa pseudoephedrine (vì nó còn được sử dụng để sản xuất methamphetamine bất hợp pháp, hay còn gọi là “meth”, một chất kích thích gây nghiện cao).

3. Tại sao thuốc thông mũi lại có hại cho tim của bạn?

Thuốc thông mũi là thuốc điều trị bệnh sổ mũi, nghẹt mũi. Thuốc thông mũi giảm nghẹt mũi bằng cách làm co các mạch máu trong đường mũi của bệnh nhân, từ đó làm khô chất nhầy trong mũi.

Tuy nhiên những loại thuốc này cũng có khả năng kích thích tim và mạch máu khắp cơ thể, gây ra tình trạng cao huyết áp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim bị ngắt quãng. Do đó, thuốc thông mũi có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tim mạch.

Thuốc điều trị nghẹt mũi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tim
Thuốc điều trị nghẹt mũi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tim

Đối với các bệnh nhân bệnh tim mạch, tình trạng tim đập nhanh có thể kéo dài vài giờ sau khi dùng thuốc thông mũi. Đó là một triệu chứng nguy hiểm và đáng lo ngại mà mọi người cần phải quan tâm và phòng ngừa.

4. Bốn mẹo giảm nghẹt mũi khi dị ứng và cảm lạnh đối với người bệnh tim

Để làm giảm nghẹt mũi khi dị ứng và cảm lạnh, người bệnh tim cần phải làm gì? Các bác sĩ đã đưa ra 4 lời khuyên sau:

  • Dùng nước muối xịt mũi để giảm nghẹt mũi.
  • Tăng độ ẩm trong môi trường xung quanh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương giúp giảm bớt tắc nghẽn.
  • Nhờ sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn đối với người bị bệnh tim và phù hợp với những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
  • Tránh dùng các loại thuốc có chứa các thành phần của thuốc thông mũi gây nhịp tim hoặc huyết áp tăng cao.
Nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng tim đập nhanh sau khi sử dụng thuốc
Nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng tim đập nhanh sau khi sử dụng thuốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan