Vitamin D có giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim không?

Phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim thông qua bổ sung vitamin ngày càng được quan tâm. Mọi người đều muốn có một viên thuốc thần kỳ để có được sức khỏe tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D cao hơn có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn khiến cho mối quan tâm đến việc bổ sung vitamin D đã tăng vọt. Tuy nhiên, để nâng cao sức khỏe tim mạch không dễ dàng như vậy. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin để bạn hiểu hơn về vitamin D.

1. Mối liên hệ giữa phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim và vitamin D

Bệnh tim mạch là những tình trạng liên quan đến sức khỏe của tim và hoạt động của các mạch máu, gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Nhóm bệnh tim mạch này bao gồm các bệnh lý như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, và suy tim.

Phòng ngừa bệnh tim được mọi người ngày càng quan tâm vì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, đặc biệt khi tuổi tăng lên. Trong khi đó, vitamin D nổi tiếng là một chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng với người cao tuổi lại thường xuyên thiếu hụt vitamin D. Nó giúp cơ thể hấp thụ canxi để tăng cường sức khỏe của xương. Vitamin D cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh của bạn và có thể làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.

Vitamin D nổi tiếng là một dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Vitamin D nổi tiếng là một dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Nếu cơ thể bạn không nhận đủ vitamin D... thì có thể có nhiều vấn đề sẽ xảy ra. Mức vitamin D thấp dường như có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe - bao gồm cả bệnh tim. Mặc dù có một số mối quan hệ giữa vitamin D và sức khoẻ tim mạch, nhưng các nghiên cứu cho thấy việc phòng ngừa bệnh tim mạch không đơn giản là chỉ cần bổ sung vitamin D liều cao.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy việc bổ sung vitamin D liều cao hàng tháng không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

2. Rủi ro khi dùng nhiều vitamin D

Mặc dù vitamin D có lợi ích trong việc phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim nhưng việc sử dụng quá nhiều vitamin D cũng có thể mang lại một số rủi ro và tác dụng phụ. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Nguy cơ ngộ độc (toxicity): Việc sử dụng lượng vitamin D vượt quá mức cho phép có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D.
  • Tăng nguy cơ tăng canxi máu: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn. Tuy nhiên, khi mức vitamin D cao quá mức, có thể dẫn đến tăng canxi máu (hypercalcemia). Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD) do cặn canxi tích tụ trên thành mạch máu. Bệnh vôi hóa động mạch vành có thể tạo tiền đề cho cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim sung huyết nếu tình trạng thiếu máu cơ tim không được điều trị.
  • Tác động đối với tim mạch: Một số nghiên cứu lại cho thấy rằng việc sử dụng quá mức vitamin D có thể tăng nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ này.
  • Tác động đối với thận: Vitamin D được chuyển hóa thành dạng hoạt động chủ yếu trong thận. Việc sử dụng quá mức có thể gây áp lực lớn lên chức năng thận dẫn đến suy thận, sỏi thận và các vấn đề liên quan đến xương như loãng xương, cùng nhiều vấn đề khác.

Với tất cả những điều đó, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung vitamin D liều cao hoặc bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp về liều lượng và cách sử dụng.

Quá nhiều vitamin D không tốt trong việc phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim
Quá nhiều vitamin D không tốt trong việc phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim

3. Các cách bổ sung vitamin D để phòng ngừa các triệu chứng bệnh tim

Vitamin D được đưa vào cơ thể thông qua hai nguồn chủ yếu:

  • Tác động của tia UVB từ ánh sáng mặt trời: Khi da tiếp xúc với tác động của tia UVB từ ánh sáng mặt trời, nó có khả năng tổng hợp vitamin D. Đây là một nguồn tự nhiên của vitamin D và được biết đến là vitamin D3.
  • Dinh dưỡng từ thực phẩm: Một số thực phẩm như cá hồi, cá trích, trứng và sữa bổ sung chứa một lượng nhỏ vitamin D. Loại vitamin D này có nguồn gốc từ thực phẩm thường được gọi là vitamin D2.
Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên tốt cho sức khỏe
Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên tốt cho sức khỏe

4. Dấu hiệu và triệu chứng khi thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin D:

  • Sưng khớp và đau xương: Thiếu vitamin D có thể dẫn đến cảm giác đau mỏi ở các khớp và xương.
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu sức: Một trong những triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin D là cảm thấy mệt mỏi và yếu sức.
  • Thay đổi tâm trạng và tăng mức độ căng thẳng: Có những nghiên cứu gợi ý rằng thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc, dẫn đến tình trạng căng thẳng và trầm cảm.
  • Hệ miễn dịch yếu: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, do đó, sự thiếu hụt có thể dẫn đến sự giảm hiệu quả của hệ miễn dịch, gây mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Vết thương chậm lành: Thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.

5. Kết luận về tác dụng của vitamin D trong phòng bệnh tim mạch

Vitamin D quan trọng cho sức khỏe tổng thể, và việc duy trì mức độ vitamin D trong cơ thể có thể có lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng vitamin D liều cao mà không thảo luận trước với bác sĩ. Việc phòng ngừa bệnh tim mạch không thể nóng vội bằng một viên thuốc hoặc sử dụng vitamin liều cao, điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh lâu dài, bao gồm chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể chất. Hãy tập thể dục, kiểm soát trọng lượng cơ thể và theo dõi cholesterol và huyết áp thường xuyên để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sớm nhất có thể.

Hãy tập trung vào việc xây dựng thói quen lối sống lành mạnh lâu dài để giữ cho trái tim bạn luôn vui vẻ, bổ sung vitamin D với liều lượng phù hợp có thể giúp ích trong một số trường hợp, nhưng chắc chắn không thể là biện pháp cải thiện bệnh tim mạch ngay lập tức, thậm chí còn gây tác dụng phụ nguy hại khi cố tình sử dụng liều cao.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan