Bật mủ phía hàm dưới khi bị viêm tuyến nước bọt có nghiêm trọng không?

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Cháu năm nay 29 tuổi. Vừa kết hôn được hơn 1 tháng. Cháu hiện đang bị bệnh viêm tuyến nước bọt (quai bị). Cháu đã đi bệnh viện tuyến huyện và phòng khám tư ngoài kiểm tra xác nhận kết luận đó. Đến nay cháu đã bị đau 5 ngày. Biểu hiện là nổi hạch bên phải cổ, hạch to 12x6mm, cổ họng bên phần nổi hạch khi nuốt nước bọt bị đau rát, răng đau nhức cả hàm dưới. Đến ngày thứ 5 phía hàm dưới, phía dưới lưỡi bị thủng 1 lỗ và mủ chảy ra. Cháu đã sử dụng thuốc kháng sinh liều cao để tiêm và truyền từ ngày thứ 2 bị đau. Bác sĩ cho cháu hỏi hiện tượng bật mủ phía hàm dưới khi bị viêm tuyến nước bọt có nghiêm trọng không ạ? Bây giờ cháu phải làm gì để hết mủ và khỏi bệnh ạ?.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn.

Bạn bị viêm tuyến nước bọt kèm chảy mủ có thể liên quan nhiễm trùng nặng, áp xe.

Bạn có thể đi khám tại cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để làm xét nghiệm máu, siêu âm để chẩn đoán chính xác bật mủ phía hàm dưới khi bị viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không và hướng xử trí tốt nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Văn Phong - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

71 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Viêm tuyến nước bọt
    Siêu âm viêm tuyến nước bọt mang tai

    Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai rất thường gặp vào mùa đông xuân, đây là căn bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi với triệu chứng lâm sàng là sốt, người mệt mỏi, buồn nôn, sưng đau ...

    Đọc thêm
  • Viêm tuyến nước bọt
    Siêu âm chẩn đoán viêm tuyến nước bọt

    Siêu âm thường được lựa chọn là phương tiện chẩn đoán đầu tiên trong các tổn thương mô mềm ở vùng đầu mặt cổ, trong đó có viêm tuyến nước bọt. Xét nghiệm có vai trò chẩn đoán xác định ...

    Đọc thêm
  • grovamix
    Công dụng thuốc Grovamix

    Grovamix là thuốc kháng sinh kết hợp giữa Metronidazole và Spiramycin. Thuốc Grovamix được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nha chu, viêm tuyến ...

    Đọc thêm
  • viêm tuyến nước bọt mang tai
    Siêu âm có thể chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai?

    Siêu âm tuyến nước bọt là phương tiện chẩn đoán đầu tay, tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả chẩn đoán xác định cũng như phân biệt viêm tuyến nước bọt mang tai với các bệnh lý khác.

    Đọc thêm
  • Pidazol
    Công dụng thuốc Pidazol

    Pidazol là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính hoặc tái phát, phòng ngừa nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật răng miệng. Việc sử dụng thuốc Pidazol theo đúng chỉ định của bác sĩ ...

    Đọc thêm