Nổi hạch dưới hàm kéo dài 1 năm có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị hạch dưới hàm gần năm nay rồi nhưng không có triệu chứng đau gì cả. Hạch có thể di chuyển bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi nổi hạch dưới hàm kéo dài 1 năm có sao không? Em cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nổi hạch dưới hàm kéo dài 1 năm có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nổi hạch dưới hàm do nhiều nguyên nhân, bệnh lý gây ra. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là hai nguyên nhân chính gây nổi hạch ở vùng phía dưới hàm.

  • Viêm, nhiễm trùng hạch: Với bệnh lý này, hạch thuộc dạng lành tính. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng không đặc hiệu (tác nhân vi trùng, virus gây ra) hoặc nhiễm trùng đặc hiệu (tác nhân vi trùng lao gây ra). Hạch có đặc điểm nhỏ, trung bình và gây cảm giác đau. Tuy nhiên, sau khi trị khỏi, hạch nhỏ dần và người bệnh không cảm thấy đau.
  • Các bệnh lý phổ biến gây viêm hoặc nhiễm trùng hạch là viêm amidan, viêm họng,... Đây là tình trạng nổi hạch dưới hàm không đáng lo ngại, bệnh nhân chỉ cần chữa trị hết bệnh lý đó thì hạch cũng dần trở về trạng thái bình thường.
  • Bệnh lý ác tính (ung thư); Xuất hiện tình trạng nổi hạch dưới hàm bất thường, trong khi trước đó không có. Hạch to, cứng, đứng yên không di chuyển được và thường dính vào các cơ quan khác. Nếu để lâu, không phát hiện sớm hạch sẽ tăng kích thước và xâm lấn các cơ quan xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân bởi ung thư nguyên phát, bắt nguồn từ tế bào lympho. Hoặc do ung thư di căn, tế bào ung thư tồn tại ở cơ quan khác nhưng di căn đến hạch. Trường hợp này rất nguy hiểm và cần được cấp cứu chuyên khoa.

Mặc dù hạch nổi to không phải là tình trạng đáng lo ngại nhưng nếu các nguyên nhân nhiễm trùng dẫn đến nổi hạch dưới hàm không được điều trị tốt, áp xe có thể hình thành. Áp xe là một tập hợp dịch mủ ứ đọng do nhiễm trùng. Dịch mủ này thường như chất lỏng, chứa tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn. Dịch mủ này ứ đọng quá nhiều sẽ cần điều trị dẫn lưu và kháng sinh.

Trước tiên, khi bị sưng hạch dưới hàm, hãy sử dụng một miếng gạc hoặc khăn ấm để chườm nóng, uống thuốc giảm đau (paracetamol hay ibuprofen) để giảm đau tạm thời cho tới khi cơ thể đã chống lại nhiễm trùng thành công.

Tuy nhiên, nếu phát hiện bị nổi hạch dưới hàm không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Hạch tiếp tục nổi to mặc dù đã được điều trị nhiễm trùng (nguyên nhân được nghi ngờ đầu tiên)
  • Hạch đã sưng lên hoặc ngày càng to trong 2 tuần
  • Hạch sờ vào có cảm giác cứng và bất động
  • Bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân, đau tai dai dẳng, khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói, chảy máu từ cổ họng hoặc miệng, vết loét trong miệng không biến mất, sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi ban đêm.

Nếu bạn còn thắc mắc về nổi hạch dưới hàm, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan