Cơ thể ra sao nếu thừa vitamin K?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Các tác dụng phụ khi thừa vitamin K gồm gan to, xanh xao, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cứng cơ, phù, thở không đều, giảm vận động hoặc hoạt động, sưng mí mắt hoặc đỏ da. Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, màng não. Đồng thời, chúng có thể kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, thừa vitamin K cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tán huyết, vàng da và bại não...

1. Vitamin K là gì?

Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX, X, là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu sẽ không thể đông được, đưa đến xuất huyết và điều này có thể dẫn đến tử vong.

Thừa vitamin k
Trái với thừa vitamin K, nếu thiếu loại vitamin này, máu sẽ không thể đông được.

2. Các loại vitamin K

Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.

Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết: Các vitamin K3, K4, và K5. Dù vitamin K1 and K2 tự nhiên là không độc, dạng tổng hợp K3 (menadione) lại độc tính.

Vitamin K thường có trong thực phẩm như: Bông cải xanh, rau bina, cần tây, măng tây, dưa chuột, rau quế tây, dầu oliu, ngò tây, đinh hương, trứng, trái cây sấy khô...

3. Vậy thiếu vitamin K gây nguy cơ gì?

Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu...

Khi cơ thể thiếu vitamin K, máu sẽ khó đông (mất thời gian dài để đông lại). Điều này có thể gây ra mất máu quá nhiều và làm tăng nguy cơ tử vong khi bị thương. Sự thiếu hụt vitamin K hiếm gặp ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người bị rối loạn tiêu hóa nặng hoặc đang điều trị kháng sinh mãn tính là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin K.

4. Thừa vitamin K

Thừa vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máuvàng da.

Các tác dụng phụ khi dùng quá liều vitamin K gồm gan to, xanh xao, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cứng cơ, phù, thở không đều, giảm vận động hoặc hoạt động, sưng mí mắt hoặc đỏ da

Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, màng não. Đồng thời, chúng có thể kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, thừa vitamin K cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tán huyết, vàng da và bại não... Loại vitamin K thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh là vitamin K1 có nguồn gốc tự nhiên. Sở dĩ phải tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh là bởi loại vitamin này khó chuyển hóa qua nhau thai do đó trẻ mới sinh cần được tiêm vitamin K nhằm phòng xuất huyết não. Đồng thời, trẻ bú mẹ hấp thu được lượng vitamin K ít hơn so với trẻ uống sữa công thức, do đó, để trẻ không thiếu vitamin K, bà mẹ cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa loại vitamin này”.

Thừa vitamin k
Thiếu hay thừa vitamin K đều có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Xuất huyết não, màng não rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ xuất huyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm việc uống hoặc cho trẻ tiêm vitamin K theo đúng liều lượng, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®) được kê đơn để ngăn cản chức năng bình thường của vitamin K trong cơ thể. Tiêu thụ một lượng rất lớn hoặc rất nhỏ vitamin K có thể thay đổi hoạt tính những thuốc này. Nếu uống thuốc chống đông máu nên chú ý đến thực phẩm bạn tiêu thụ như rau bina và các cây thuộc họ cải (turnip green) vì chúng có rất nhiều vitamin K, và cũng cần đảm bảo lượng vitamin K tiêu thụ từ ngày này sang ngày khác là giống nhau để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung như bạch quả và tỏi, bởi vì những thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan