Có phải trẻ em thiếu chất kẽm sẽ còi cọc và chậm dậy thì?

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong các quá trình sinh học bao gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Sự thiếu hụt kẽm sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ, trẻ còi cọc và chậm dậy thì. Ngoài ra, tình trạng này còn làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ.

1. Vai trò của kẽm trong quá trình tăng trưởng và dậy thì ở trẻ

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có nhiều chức năng sinh học quan trọng do nó liên quan tới cấu hình và chức năng của một loạt enzyme và các yếu tố phiên mã, nhân đôi tế bào. Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bằng cách thúc đẩy tổng hợp DNA và RNA và phân chia tế bào, tham gia hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển hệ xương và cơ trơn, tái cấu trúc tim, tái tạo tác tế bào thần kinh võng mạc.

Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, do thời kỳ này các tế bào phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nó còn tham gia trong việc phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch vì chúng kích thích sự phát triển các tế bào lympho T và lympho B, từ đó tạo ra một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

Kẽm là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, hàm lượng kẽm cao tại vùng trung tâm bộ nhớ của não hay còn được gọi là vùng đồi hải mã. Vitamin B6 và kẽm có chức năng quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò đối với chức năng sinh sản. Ở nam giới, kẽm có nồng độ trong tuyến tiền liệt, tham gia vào sự trao đổi nội tiết tố, chức năng tuyến tiền liệt được cân bằng và giúp duy trì số lượng, cũng như tính di động của tinh trùng và nồng độ testosterone trong huyết thanh. Thiếu kẽm làm gián đoạn quá trình dậy thì ở trẻ nam, giảm chất lượng của tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới. Đối với nữ giới, vi chất kẽm có chức năng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Ngoài ra, kẽm còn giúp điều hòa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, chúng có chức năng hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như magie, đồng, mangan,... Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe. Tuy kẽm có vai trò quan trọng như vậy, nhưng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ và các dấu hiệu của thiếu kẽm vô cùng thầm lặng, khó chẩn đoán và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Hơn nữa, kẽm cũng không được cơ thể dự trữ lâu dài để sử dụng khi nên bạn cần chủ động bổ sung thêm kẽm từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

trẻ em thiếu chất kẽm
Trẻ em thiếu chất kẽm sẽ không có cảm giác ngon miệng

2. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Trẻ em thiếu chất kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn tới còi cọc và chậm dậy thì. Các nguyên nhân của thiếu kẽm bao gồm suy dinh dưỡng, nghiện rượu, kém hấp thu, bỏng diện rộng, rối loạn suy nhược mãn tính, bệnh thận mãn tính,... Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt kẽm ở trẻ do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu khi dùng lâu ngày, sử dụng các chất tạo chelat như penicillamine cho bệnh Wilson, và các rối loạn di truyền như viêm da tiết niệu enteropathica và bệnh hồng cầu hình liềm. Nhu cầu về kẽm tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong giai đoạn tuổi phát triển.

Vì kẽm cần thiết cho sự tổng hợp protein, DNA và phân chia tế bào. Người ta tin rằng tác dụng tăng trưởng của kẽm có liên quan đến tác dụng của nó đối với sự tổng hợp protein. Do đó, kẽm được coi là một yếu tố tăng trưởng, kết quả của sự thiếu hụt kẽm làm cho sự tăng trưởng bị ảnh hưởng, tế bào sẽ chậm phân chia dẫn tới chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương và trẻ còi cọc chậm lớn.

Các biểu hiện lâm sàng trong các trường hợp thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm viêm da mụn nước, rụng tóc, tiêu chảy, rối loạn cảm xúc, sụt cân, nhiễm trùng xen kẽ, thiểu năng sinh dục ở nam giới và có thể tử vong nếu không được điều trị. Thiếu kẽm vừa phải có đặc điểm là trẻ chậm dậy thì và chậm phát triển ở thanh thiếu niên, thiểu năng sinh dục ở nam, da sần sùi, kém ăn, tinh thần uể oải, vết thương chậm lành, vị giác và thích ứng tối bất thường. Chán ăn và mất cảm giác ngon miệng khi thiếu kẽm lại càng làm cho tình trạng còi cọc càng trở lên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong các quá trình sinh học bao gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Trẻ thiếu hụt chất kẽm sẽ dẫn tới trẻ còi cọc chậm lớn và chậm dậy thì. Do vậy, cha mẹ hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, khi trẻ có những dấu hiệu của thiếu kẽm thì cha mẹ hãy cân nhắc bổ sung kẽm từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

Trên thị trường, kẽm được dùng như một loại vi chất, sử dụng cung cấp cho cơ thể hiện nay có 2 loại chế phẩm: kẽm tổng hợp và kẽm sinh học. Trong khi kẽm tổng hợp được sản xuất công nghiệp từ các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm nhà máy dược phẩm, kẽm sinh học lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Theo đó, để sản xuất ra kẽm sinh học, các nhà khoa học tách chiết từ các nguồn thực phẩm hữu cơ, tương tự như các cơ thể hấp thu kẽm từ thức ăn. Điều này giúp cho khả năng hấp thụ kẽm vào trong máu của kẽm sinh học tăng lên đến 3,7 lần so với kẽm tổng hợp. Vì thế, cha mẹ cần chú ý bổ sung nguồn kẽm sinh học từ tự nhiên để trẻ có thể hấp thu tốt nhất.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan