Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Đối với trẻ sơ sinh, rốn là bộ phận vô cùng nhạy cảm, nếu không được chăm sóc kỹ thì rất dễ bị viêm nhiễm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

1. Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ nhận các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua rốn. Vì vậy khi sinh ra thì rốn của trẻ sẽ bị hở và cần thời gian để lành và rụng cuống.

Nhiễm trùng rốn là tình trạng cuống rốn của trẻ sơ sinh bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Tình trạng này có thể lan rộng ra nhiều khu vực xung quanh. Một số trường hợp nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh làm cho trẻ bị xung huyết ra cả thành bụng kèm hiện tượng phù nề, rỉ dịch hôi, có mủ,...Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến uốn ván rốn và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các loại vi khuẩn, vi trùng có thể tấn công và gây ra nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh như các loại vi khuẩn tụ cầu vàng từ bên ngoài. Vi trùng gram (-) có nguồn gốc từ đường ruột thông qua phân của trẻ gây nên hiện tượng nhiễm trùng rốn. Vi trùng uốn ván có trong dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được vô trùng xâm nhập vào rốn trẻ sơ sinh.

2. Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh có 3 mức độ đánh giá là mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mức độ nhẹ có biểu hiện chân rốn bị sưng, đỏ chứ không tiết dịch mủ nên biện pháp xử lý trong trường hợp này là ba mẹ cho bé uống kháng sinh kết hợp vệ sinh rốn bằng cồn 70 độ.

Ở mức độ trung bình thì hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ có biểu hiện bằng các vết sưng, đỏ với đường kính khoảng 2cm ở phần chân rốn, kèm theo hiện tượng vàng da, sốt,... Biện pháp xử lý là đưa trẻ đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp từ bác sĩ. Thường thì thời gian điều trị khỏi hoàn toàn khi ở mức độ này là trung bình 7 ngày.

Đối với nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh ở mức độ nặng thì phần chân rốn sẽ bị sưng đỏ, lan ra khu vực xung quanh với đường kính lớn hơn 2cm và bắt đầu có hiện tượng hoại tử dưới lớp da. Một số triệu chứng kèm theo có thể là sốc phản vệ, nhiễm trùng máu. Biện pháp xử lý là đưa bé tới viện, bác sĩ sẽ kết hợp tiêm kháng sinh và điều trị các triệu chứng kèm theo. Thời gian điều trị trung bình là trên 14 ngày.

Dây rốn được nối thẳng vào gan của trẻ, vì thế, khi rốn bị nhiễm trùng thì sẽ đi đến gan rất nhanh, thậm chí có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng máu trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong ở trẻ cũng rất cao lên tới 40 – 80%. Ngoài ra, nếu nhiễm trùng rốn xảy ra trên cơ địa của một em bé sinh non nhẹ cân hoặc xảy ra trên cơ thể của một em bé sinh tại nhà thì khả năng trẻ bị uốn ván rốn là rất cao.

3. Điều trị nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Cũng giống như các dạng nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng rốn cũng thường được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nhau - ối thông qua tiêm tĩnh mạch.

Phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ sử dụng liều kháng sinh phù hợp, cũng như sử dụng thêm kháng sinh đường uống hoặc bôi.

4. Phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Những biện pháp có thể giúp phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Rửa tay trước khi chạm vào cuống rốn, dùng dụng cụ đã tiệt khuẩn khi cắt dây rốn, không chạm và hoặc kéo dây rốn, không thoa phấn, bột hay các chất nào khác lên dây rốn, đảm bảo cuống rốn sạch, không chạm vào cuống rốn khi cuộn tã và chú ý theo dõi sự thay đổi về hình dạng, màu sắc của cuống rốn.
  • Yếu tố vệ sinh cũng cần được chú ý bằng cách đảm bảo quần áo, mền gối, khăn lau của bé luôn sạch sẽ. Phòng ở của bé luôn có gió đối lưu, thông thoáng, không bị tác động bởi các mùi hóa chất, thuốc lá, khói bụi.
  • Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh hoặc tắm, ba mẹ nên thay băng rốn cho trẻ ngay sau đó, chú ý phải thực hiện mọi thao tác hết sức nhẹ nhàng, tránh tình trạng siết chặt băng gạc ở rốn quá kỹ.
  • Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ phòng cao, ba mẹ không nên mặc quá nhiều áo, quần cho bé. Để rốn nhanh khô và không khí được lưu thông, bé chỉ cần mặc áo phông rộng và tã.
  • Luôn đảm bảo cuống rốn của trẻ được vệ sinh khô ráo, sạch sẽ. Mỗi ngày nên sử dụng miếng gạc hoặc bông y tế có thấm một ít cồn sát khuẩn để vệ sinh rốn cho trẻ (khoảng 1-2 lần/ngày). Đồng thời không để cuống rốn bị dính nước tiểu hoặc phân trong quá trình trẻ đi vệ sinh.
  • Không nên áp dụng những bài thuốc truyền miệng trong dân gian để tác động lên rốn của bé.

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng rốn thì cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan