Khi nào trẻ sơ sinh có thể ăn socola?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bé có thể bắt đầu làm quen nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vậy, việc cho bé ăn kẹo có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé không. Và thời điểm nào để cho bé làm quen với loại thực phẩm này.

1. Khoảng thời gian có thể cho bé ăn kẹo

Trẻ sơ sinh không nên ăn kẹo. Bởi vì, kẹo cứng hoặc dai có nguy cơ gây nghẹt thở và việc cho bé ăn các món khác như sô cô la có thể góp phần vào thói quen ăn uống kém khi bé lớn lên.

Claudia Gonzalez, một chuyên gia dinh dưỡng ở Miami cho biết: “Các ông bố bà mẹ giới thiệu cho con làm quen với đồ ngọt, đặc biệt là kẹo và soda có đường, ở độ tuổi còn quá nhỏ”. Cô còn đưa ra khuyến nghị rằng: "Tôi khuyên bạn Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt càng lâu càng tốt, ít nhất là sau sinh nhật lần thứ 2".

Kẹo chứa đầy calo rỗng, bản thân bạn muốn đảm bảo rằng con mình ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Những đứa bé cần một chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy tất cả sự phát triển đang diễn ra trong cơ thể và tâm trí của trẻ.

Bởi vì thói quen ăn uống và khẩu vị được học từ sớm. Những gì bạn cung cấp cho trẻ bây giờ sẽ ảnh hưởng đến trẻ suốt đời. Giúp trẻ có một khởi đầu lành mạnh tạo tiền đề cho việc ăn uống bổ dưỡng suốt đời.

Đừng bao giờ cho trẻ ăn kẹo cứng như kẹo hồ tiêu, kẹo bơ, hoặc kẹo đậu trước 4 tuổi. Loại kẹo này có thể dễ khiến bé bị nghẹn vì nó trượt xuống cổ họng và bé không thể nhai đúng cách. Những miếng sô cô la nhỏ tan chảy trong miệng của con bạn cũng có thể coi là món ăn đặc biệt sau 2 tuổi.

Ba mẹ phải đảm bảo rằng bất kỳ ai khác cho trẻ ăn, chẳng hạn như ông bà, người trông trẻ hoặc người chăm sóc trẻ, thì những người này đều phải biết loại thực phẩm nào thích hợp cho con bạn.

ăn kẹo
Ăn kẹo ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị hóc

Con bạn sẽ sớm nhận ra sự hấp dẫn của đồ ngọt, nhưng bạn có thể giúp con đưa ra những lựa chọn thông minh. Gonzalez nói: “Nếu bạn thực sự muốn cho con mình ăn ngọt, hãy cho chúng ăn kem hoặc bánh pudding. Ít nhất những món ăn vặt đó cũng có một ít canxi.

Và bạn cần suy nghĩ về những lý do tại sao bạn cung cấp đồ ngọt cho trẻ. Nếu đồ ngọt có xu hướng là một phần thưởng trong nhà của bạn, thay vào đó, hãy cân nhắc những món ăn vặt không ăn được. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ rất vui nếu không muốn nói là hơn thế nếu bạn thưởng cho trẻ một cuộn hình dán mới để thay thế cho một thanh kẹo.

2. Trẻ sơ sinh có thể ăn sô cô la không?

Câu chuyện của một bà mẹ kể lại rằng: Trong năm đầu tiên của cuộc đời con gái, tôi đã có một quy tắc nghiêm ngặt là không được ăn đồ ngọt. Nhưng ngày con gái nhỏ của tôi tròn 1 tuổi, tôi đã chào thua. Sáng hôm đó, tôi đưa cho cô ấy một miếng sô cô la đen nhỏ để thưởng thức.

Con bé ngấu nghiến miếng sô cô la và ngay lập tức bắt đầu vươn bàn tay nhỏ bé mũm mĩm của mình ra để tìm hiểu thêm. Có sô cô la bôi khắp miệng bé, nụ cười toe toét trên khuôn mặt, và một tình yêu mới mà tôi biết con bé sẽ không bao lâu nữa sẽ quên.

Chỉ sau khi một người bạn nói với tôi, "Bạn không lo cô ấy có thể bị dị ứng sao?" Tôi đã bối rối. Thành thật mà nói, trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ về nó. Tôi chưa bao giờ biết ai bị dị ứng với sô cô la và không phải hầu hết các em bé đều được ăn một loại bánh nào đó vào ngày sinh nhật 1 tuổi sao? Chắc chắn tôi không phải là người đầu tiên giới thiệu về sô cô la vào ngày này! Nhưng tôi có nên thận trọng hơn không?

Trẻ ăn socola
Một số trẻ có thể ăn được socola, một số thì không ăn được

3. Mối quan tâm về dị ứng

Thực tế, Internet có rất nhiều ý kiến ​​khác nhau về vấn đề này. Đã có lúc, sô cô la được xếp vào danh sách những thực phẩm đáng lo ngại với trẻ nhỏ. Các phản ứng dị ứng đã được quan sát thấy và các bậc cha mẹ đã được cảnh báo để tiến hành một cách thận trọng.

Nhưng trong những năm gần đây, ngày càng rõ ràng rằng nhiều phản ứng bị nghi ngờ đó có thể là kết quả của một thứ gì đó trong sô cô la như các loại hạt hoặc đậu nành. Cả hai đều có trong danh sách tám chất gây dị ứng thực phẩm của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA. Bản thân sô cô la hiếm khi bị đổ lỗi cho các phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên, đọc nhãn luôn quan trọng, cũng như nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn về bất kỳ mối quan tâm nào bạn có thể có. Và bất cứ khi nào giới thiệu bất kỳ món ăn mới nào cho bé, bạn phải luôn chú ý đến các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Chúng có thể bao gồm phát ban, kích ứng dạ dày hoặc ngứa.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thức ăn có thể khiến trẻ bị sưng lưỡi hoặc cổ họng. Trong trường hợp này, bạn nên nhận trợ giúp y tế ngay lập tức.

4. Mối quan tâm khác

Dị ứng không phải là một mối quan tâm lớn khi nói đến sô cô la và trẻ sơ sinh, nhưng có điều gì khác để lo lắng không?

Cha mẹ nên xem xét giá trị dinh dưỡng của sô cô la. Điều độ là chìa khóa quan trọng đối với trẻ nhỏ là chưa ăn nhiều thức ăn đặc. Bạn không muốn sô cô la (hoặc bất kỳ dạng kẹo hoặc đồ ngọt nào khác) trở thành thành phần chính trong chế độ ăn uống hàng ngày của con bạn. Quá nhiều đường có thể góp phần gây ra bệnh béo phì và tiểu đường cũng như việc bé ăn kẹo có thể bị sâu răng.

Kẹo sô cô la được coi như một món quà sinh nhật hiếm hoi? Nhưng vào một ngày bình thường, đừng biến sô cô la trở thành một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống cân bằng của con bạn.

Béo phì
Trẻ có thể tăng nguy cơ béo phì khi ăn quá nhiêu kẹo

5. Ba mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn sô cô la khi nào?

Cha mẹ nên dành thời gian giới thiệu thức ăn mới cho bé. Bằng cách đó, nếu có phản ứng với một điều gì đó mới, bạn sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân của nó. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn không nên cho trẻ ăn đồ ngọt hay không nên cho em bé ăn kẹo trong năm đầu đời của trẻ. Nếu ba mẹ muốn con của mình phát triển sở thích đối với các món ăn khác lành mạnh hơn trước.

Nhưng trên thực tế, không có hướng dẫn y tế cụ thể nào để giới thiệu sô cô la cho em bé của bạn. Tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ sau khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung. Nhưng hãy nhớ rằng sô cô la thường chứa một số trong tám chất gây dị ứng lớn như sữa mà bạn có thể muốn tránh cho con mình.

Cho nên, để hoàn toàn chắc chắn, ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc cụ thể về thời điểm thích hợp nhất để giới thiệu một loại thức ăn mới cho trẻ.

6. Sô cô la sữa

Những lợi ích sức khỏe của sô cô la đen hiện nay đã được nhiều người biết đến. Nhưng ngay cả khi mang lại một số lợi ích tốt cho tim mạch, không phải tất cả sô cô la đều được tạo ra như nhau. Một số loại sô cô la đã qua chế biến và chứa nhiều đường hơn bạn biết. Cho nên khi lựa chọn sô cô la bạn nên chú ý đến nhãn mác và chỉ cung cấp sô cô la cho trẻ ở mức độ vừa phải.

Sôcôla đen có xu hướng ít đường hơn sôcôla sữa, nhưng không phải trẻ nào cũng thích vị đắng. Nhưng còn sữa sô cô la, món khoái khẩu của trẻ mới biết đi và trẻ lớn thì sao? Có thích hợp cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có hoặc không. Không nên giới thiệu sữa cho trẻ dưới 1. Sau đó, giả sử con bạn không có phản ứng dị ứng với sữa thì sữa sô cô la cũng được. Nhưng hãy nhớ rằng sữa sô cô la chứa nhiều đường hơn một ly sữa nguyên chất. Vì thế cung cấp ở mức độ phù hợp và điều độ là vô cùng cần thiết

Trong trường hợp, sau khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa để giới thiệu sô cô la cho em bé của bạn, bạn có thể làm theo một số cách dưới đây để cung cấp sô cô la cho bé một cách dễ dàng nhất.

Dưới đây là một số công thức nấu ăn sô cô la ngon và dễ dàng để thử. Bạn thậm chí có thể làm chúng cùng với bé trong nhà bếp.

  • Bánh hạnh nhân
  • Bánh pudding sô cô la
  • Bánh sô cô la
bánh hạnh nhân
Bánh hạnh nhân là một gợi ý tốt cho trẻ nhỏ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com; healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan