Tại sao trẻ sơ sinh nhổ, phì nước bọt?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bố mẹ thường băn khoăn tại sao nhiều trẻ có biểu hiện phun mưa và nó có phải là triệu chứng của bệnh lý nào đó không. Thật ra, trẻ phun mưa hay trẻ phì nước bọt là các biểu hiện bình thường của trẻ nhỏ, đặc biệt ở những trẻ đang làm quen với việc ăn dặm. Có một số biện pháp đơn giản mà bố mẹ có thể thực hiện để giảm tần suất trẻ nhổ nước bọt trong và sau khi ăn.

1. Tại sao trẻ lại phì nước bọt?

Trẻ phì nước bọt, dân gian hay gọi là trẻ phun mưa, thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu được ăn dặm. Điều này xảy ra thường xuyên ở hầu hết mọi trẻ nhỏ. 4 tháng tuổi là giai đoạn phổ biến nhất của thói quen này.

Khi trẻ nuốt không khí cùng với thức ăn hoặc sữa, dạ dày của trẻ sẽ căng tràn bởi cả không khí và dịch tiêu hóa. Khi lượng khí thừa đi ra ngoài hay khi trẻ ợ, dịch tiêu hóa bao gồm cả thức ăn cũng đi lên và đi ra ngoài theo đường mũi hoặc miệng.

Trẻ sơ sinh có nhu cầu cao được nuôi dưỡng phụ thuộc theo kích thước và cân nặng của từng trẻ. Một số trẻ tỏ ra thực sự thích ăn, vì thế thường được cho ăn quá nhiều.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường chưa được phát triển hoàn thiện. Cơ vòng thắt thực quản có vai trò kiểm soát thức ăn và không cho thức ăn, dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Cơ thắt thực quản ở trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển và chưa thực sự hoạt động ổn định. Đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ hay trào ngược, và bố mẹ thường xuyên phải giặt áo quần dính bẩn thức ăn cho chúng.

2. Biện pháp phòng tránh trẻ nhổ nước bọt

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài
Vỗ lưng trẻ thường xuyên nếu trẻ ngừng ăn là một biện pháp phòng tránh trẻ nhổ nước bọt

Phòng ngừa trẻ nhổ nước bọt đồng nghĩa với việc phòng tránh hiện tượng trào ngược thức ăn ở trẻ. Một số biện pháp giúp giữa thức ăn trong dạ dày của trẻ bao gồm:

  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khi cho trẻ ăn: Cho trẻ sơ sinh ăn trong một tư thế luộm thuộm như khi đang ngồi trong xe ô tô không giúp sữa hoặc thức ăn đi thẳng xuống dạ dày, khiến chúng dễ trào ngược trở lại. Vì thế cần cho trẻ ngồi thẳng lưng khi ăn, thức ăn sẽ được chứa trong dạ dày một cách dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ ăn tập trung: Hạn chế tiếng ồn và các sự sao lãng khác. Lưu ý không nên để trẻ quá đói trước khi bắt đầu cho ăn. Nếu trẻ không tập trung hoặc không bình tĩnh, trẻ sẽ có nguy cơ nuốt nhiều không khí hơn cùng với thức ăn và sữa.
  • Kiểm tra núm vú: Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức hoặc bú sữa mẹ từ bình bú, cần bảo đảm lỗ hổng của núm vú không quá nhỏ để tránh khiến trẻ dùng nhiều sức và nuốt quá nhiều không khí trong suốt thời gian bú bình. Mặt khác, nếu lỗ hổng quá lớn, trẻ gần như nuốt thức ăn mà không cần thực hiện động tác bú. Bố mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn khi lựa chọn núm vú cho trẻ.
  • Vỗ lưng trẻ thường xuyên: Nếu trẻ tự nhiên ngừng lại trong suốt quá trình cho ăn, cần tranh thủ vỗ lưng để giúp trẻ ợ hơi trước khi tiếp tục. Biện pháp này giúp giải phóng lượng hơi trẻ nuốt vào trước khi cho thêm nhiều thức ăn hơn vào dạ dày. Sau khi kết thúc việc cho ăn, bố mẹ cũng nên vỗ lưng và hỗ trợ trẻ ợ hơi.
  • Không gây áp lực lên bụng trẻ: Cần chắc chắn rằng áo quần và tã của trẻ sơ sinh được mặc không quá chặt và không để bụng của trẻ lên vai của bố mẹ khi đang bế sau khi ăn. Không nên cho trẻ ngồi xe ô tô ngay sau bữa ăn bởi vì tư thế ngồi dựa với ghế ngồi dành riêng cho trẻ sơ sinh trên xe có thể gây tăng áp lực lên ổ bụng của trẻ.
  • Hạn chế hoạt động sau ăn: Không vỗ về hay cưng nựng trẻ quá nhiều sau khi ăn và cố gắng giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong ít nhất nửa tiếng sau ăn.
  • Không cho ăn quá nhiều: Nếu trẻ phì nước bọt nhiều sau mỗi lần ăn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang được cho ăn quá nhiều. Bố mẹ nên thử cho trẻ ăn thức ăn dặm hoặc bú sữa ít hơn trong một vài ngày và quan sát phản ứng của trẻ. Trẻ có thể sẵn sàng được cho ăn ít hơn ở mỗi bữa ăn nhưng thường muốn ăn thường xuyên hơn nếu lượng thức ăn không đáp ứng được nhu cầu.
  • Kiểm soát sữa công thức: hỏi bác sĩ nếu có nghi ngờ về tình trạng không dung nạp protein chứa trong sữa công thức hoặc protein từ sữa đậu nành khiến trẻ nhổ nước bọt.

3. Khi nào trẻ sẽ ngừng phun nước bọt?

Khi hệ cơ của trẻ phát triển và trở nên mạnh hơn, trẻ có thể giữ thức ăn trong dạ dày. Đa số trẻ sơ sinh sẽ ngừng phun mưa khi được 6 đến 7 tháng tuổi, hoặc khi chúng tự ngồi thẳng. Một số ít trường hợp có thể kéo dài đến sinh nhật một tuổi.

4. Làm cách nào để phân biệt với khi trẻ nôn?

Trẻ nôn trớ
Trẻ nôn trớ

Nôn mửa xuất hiện khi trẻ cố tình dùng lực và lượng thức ăn đi ra ngoài cũng nhiều hơn so với khi trẻ trớ hoặc phun mưa một ít thức ăn của bữa ăn gần nhất. Nếu trẻ có vẻ mệt mỏi và ít hoạt động hơn so với thường ngày, có thể trẻ đã nôn. Hành động phun mưa hay nhổ nước bọt thường không khiến trẻ mệt mỏi hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

5. Trẻ phun mưa có phải là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

Phun mưa là biểu hiện bình thường của quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, nhưng nếu trẻ không tăng cân đều đặn, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Những trẻ nhổ nước bọt nhiều đến mức chúng không thể tăng cân bình thường hoặc gặp khó khăn trong việc hô hấp có thể đang gặp phải chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Lên lịch đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện nôn vọt: Nôn vọt có nghĩa là tình trạng chất nôn đi ra ngoài nhanh và mạnh, có thể được bắn ra xa. Đây có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, khi đó lớp cơ vòng ở phần cuối dạ dày phì đại và khiến cho thức ăn không thể từ dạ dày xuống đến ruột non. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những trẻ bị hẹp môn vị khi chúng được 1 tháng tuổi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phát hiện có máu hoặc mật xanh trong chất nôn của trẻ. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc ruột non. Tắc ruột non là một bệnh cảnh cấp cứu, cần được phát hiện, chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu để giữ an toàn cho trẻ.

hẹp môn vị
Hẹp môn vị

6. Thức ăn đi ra từ lỗ mũi của trẻ có phải là biểu hiện bình thường?

Trong cơ thể người, lỗ mũi được thông nối với phần sau của họng. Đặc điểm này được quan sát thấy ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì thế, khi trẻ phun nước bọt, thỉnh thoảng thức ăn và dịch tiêu hóa có thể đi ra từ mũi thay vì miệng. Điều này thường xảy ra khi trẻ ngậm miệng hoặc nghiêng đầu ở một số tư thế nhất định giúp việc phun mưa gặp phải ít áp lực nhất.

Bên cạnh đó, thức ăn cũng có thể đi ra từ lỗ mũi nếu động tác nuốt bị gián đoạn khi trẻ ho, hắt xì hơi. Điều này thậm chí cũng có thể xảy ra ở các trẻ lớn. Bối cảnh phổ biến nhất là khi trẻ đang ăn và bắt đầu cười khi đang cố uống sữa. Nếu bố mẹ quan sát thấy sữa đi ra từ lỗ mũi thì đây chính là biểu hiện tương tự khi trẻ nhỏ phun mưa và thức ăn đi ra từ lỗ mũi thay vì miệng. Tóm lại, đây là một dấu hiệu bình thường và hoàn toàn có thể giải thích được.

Để phòng chống trẻ nhỏ mắc phải các bệnh lý đường tiêu hoá, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

134.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan