Móng tay có đốm trắng là bệnh gì?

Móng tay có chấm trắng hoặc đốm trắng là tình trạng thường gặp ở mọi người nhưng nhiều khi chúng ta không quan tâm. Phần lớn trường hợp móng tay có đốm trắng là không có gì đáng lo ngại, nhưng đôi khi kèm theo một vài triệu chứng khác có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Vậy móng tay có đốm trắng là bệnh gì?

Móng tay được cấu tạo bởi keratin, là một thành phần của protein mà chúng ta có thể tìm thấy trong cả tóc và da. Móng tay của chúng ta dài rất nhanh và là một trong những yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh thì móng tay thường có màu hồng và bóng chắc. Hiện tượng móng tay có đốm trắng cũng còn được biết đến là chứng leukonychia (móng trắng). Tuy nhiên, đây là vấn khá phổ biến và không nguy hại.

1. Những dạng móng tay có đốm trắng

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân nào khiến móng tay có đốm trắng, chúng ta cần biết và phân biệt các dạng đốm trắng trên móng tay. Đó có thể là đốm trắng hoàn toàn hoặc một phần.

Đốm trắng hoàn toàn là toàn bộ móng có màu trắng, vấn đề thường là do di truyền. Trong khi đó, chứng móng tay có đốm trắng mà chúng ta thường gặp là đốm trắng một phần với các dạng như sau:

  • Đốm trắng dạng vân kẻ: Đó là những đường sọc ngang hoặc dọc nhỏ trên móng tay.
  • Đốm trắng dạng quả trứng: Đó là những đốm nhỏ li ti, trông giống quả trứng, thường xuất hiện nhiều trên cả móng. Dạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, khá phổ biến.
  • Đốm trắng dọc: Đó là những đường kẻ nằm dọc theo chiều của móng tay, dạng này rất ít gặp.
móng tay có đốm trắng
Móng tay có đốm trắng là vấn khá phổ biến và không nguy hại

2. Móng tay có đốm trắng là bệnh gì?

Móng tay có thể phản ánh cơ thể của chúng ta có đang nhận đủ chất dinh dưỡng không, đặc biệt là những chất giúp da, tóc và móng chắc khỏe như protein, biotin, sắt, omega-3. Khi thấy móng tay có chấm trắng ở trên lớp sừng, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu hụt nghiêm trọng một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin C.

Ngoài ra, các nốt trắng này cũng thường thấy ở những người bị bệnh gan. Nếu các nốt vừa có màu hồng, vừa có màu trắng, đó có thể là biểu hiện của người bị bệnh thận, và nếu có màu tím thì là nguy cơ của bệnh tim.

Ở người bị bệnh phổi, kèm theo tình trạng móng tay có đốm trắng là toàn bộ móng bị dày sừng và ngả sang màu vàng. Nguyên nhân là do phổi bị suy giảm chức năng, làm giảm nồng độ oxy trong máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Khi móng tiếp tục dài ra thì các đốm trắng to dần và làm toàn bộ móng bị yếu, rất dễ gãy.

Đôi khi, những đốm trắng trên móng tay không phải là biểu hiện của việc thiếu dinh dưỡng hay bất kỳ bệnh lý nào mà chỉ do bị va đập, chấn thương nhẹ, hoặc do cắt móng tay gây ra. Ngoài ra, nhiễm khuẩn, nấm cũng có thể làm xuất hiện đốm trắng ở móng.

móng tay có đốm trắng
Khi lao động sử dụng đôi tay nhiều nên găng tay để bảo vệ tay để không bị móng tay có đốm trắng

3. Khắc phục và phòng tránh móng tay có đốm trắng như thế nào?

Các trường hợp đốm trắng ở móng tay do bị chấn thương như kẹp tay, ... thì sẽ tự khỏi. Còn nếu do thiếu chất hoặc mắc bệnh lý thì tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể thực hiện để không bị móng tay có đốm trắng:

  • Không cắt móng tay quá sâu, đặc biệt là phần khóe. Nên đợi móng tay dài như bình thường rồi cắt bỏ phần móng có chấm trắng.
  • Khi lao động hoặc làm việc sử dụng đôi tay nhiều nên mang đồ bảo hộ lao động hoặc găng tay để bảo vệ tay không bị tiếp xúc với hóa chất hay nhiễm khuẩn nấm, đồng thời tránh bị va đập gây chấn thương ở móng.
  • Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu canxi, protein, magie, kali, natri, vitamin C để giúp móng chắc khỏe nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung. Bạn có thể tìm thấy những dưỡng chất này có nhiều trong thịt, sữa, trứng, cả, các loại ngũ cốc và rau quả tươi.
  • Khi bị móng tay có đốm trắng, không nên dùng sơn móng tay để che đi tình trạng này vì các hóa chất có trong các loại sơn móng tay có thể khiến móng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Hầu hết các trường hợp móng tay có đốm trắng là do móng tay bị chấn thương do va đập hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn chỉ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm phù hợp thì những đốm trắng sẽ dần biến mất khi móng dài ra và được cắt đi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

241.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan