Các cách trị thận yếu tại nhà

Các cách trị thận yếu tại nhà là thông tin mà nhiều người bệnh quan tâm bởi sự đơn giản, dễ áp dụng của nó. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng thận yếu ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.

1. Nguyên nhân bệnh thận yếu là gì?

Thận là một cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể con người, có vai trò loại bỏ các loại độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách hoạt động lọc máu. Khi thận yếu, khả năng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu sẽ bị suy giảm và dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận yếu bao gồm các bệnh lý ở cầu thận như viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận do bệnh hệ thống. Cùng với đó, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,... là những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương thận, xơ hóa thận và phá hỏng các mạch máu tại thận, gây thiếu máu nuôi dưỡng thận.

Chính vì vậy, người bệnh cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và điều trị thận yếu đúng cách, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

2. Nguyên tắc khi áp dụng cách trị thận yếu tại nhà

Để trị thận yếu tại nhà đúng cách và hiệu quả, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thực phẩm có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thận yếu và phòng ngừa nguy cơ bị suy thận. Người bệnh cần duy trì việc cân bằng các khoáng chất, chất điện giải, lượng nước và dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể trong quá trình điều trị thận yếu.

Một số loại dinh dưỡng người thận yếu cần chú ý cắt giảm như sau:

  • Natri: Là chất thường được dùng như chất bảo quản trong các loại thực phẩm đóng hộp, khiến huyết áp tăng, trở thành nguyên nhân gây ra bệnh thận yếu. Người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, hạn chế ăn mặn để ngăn ngừa việc quá tải natri cho cơ thể.
  • Protein: Cần hạn chế sử dụng quá nhiều protein vì quá trình chuyển hóa của nó sẽ tạo ra các chất khó đào thải qua thận.
  • Đường: Có vai trò quan trọng khi cung cấp các năng lượng ngắn hạn cho cơ thể, tuy nhiên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Người bị thận yếu nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa:

  • Vitamin: Khi bị thận yếu, cơ thể thường sẽ không hấp thu đủ lượng vitamin. Vì thế, người bệnh thận yếu cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,... thông qua thực phẩm hoặc truyền qua tĩnh mạch.
  • Khoáng chất: Khả năng đào thải phốt pho, kali, canxi và các khoáng chất khác sẽ bị giảm đi khi thận yếu. Do đó người bệnh thận yếu cần bổ sung các khoáng chất này vào chế độ ăn uống.

2.2. Thay đổi lối sống khi bị thận yếu

Để cách chữa bệnh thận yếu tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách:

  • Thường xuyên tập thể dục, ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để duy trì lượng đường huyết hợp lý cho cơ thể.
  • Cần tuân thủ việc điều trị, uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích, cồn như rượu, bia, thuốc lá.
  • Hạn chế trạng thái stress, nên nghe nhạc thư giãn hoặc tập yoga, thiền định.
  • Uống đủ nước giúp loại bỏ natri và các độc tố khác ra khỏi cơ thể, hỗ trợ cải thiện các chức năng của thận.

3. Các cách trị thận yếu tại nhà đơn giản và hiệu quả

3.1. Trị thận yếu bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu để chữa bệnh thận yếu, giúp phòng ngừa nguy cơ suy thận và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Thái lát 500g đu đủ xanh.
  • Hấp cách thủy với một ít muối trong vòng 30 phút.
  • Dùng khi còn ấm.

3.2. Dùng râu ngô trị thận yếu

Trong y học cổ truyền, râu ngô có vai trò giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu nên thường được dùng để trị bệnh thận yếu, đi tiểu ra máu hoặc một số bệnh lý khác về thận và bàng quang. Râu ngô cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên được dùng để cải thiện sức khỏe cho cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Đun sôi râu ngô với một lượng nước vừa đủ, sau đó uống khi nước còn ấm.
  • Người bệnh nên uống khoảng 2 bát/ ngày để có được hiệu quả tốt, không được để qua đêm.

3.3. Cách trị thận yếu tại nhà bằng rau răm

Rau răm trong Đông y là một vị thuốc có tính hàn, giúp thanh độc, thải nhiệt và hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bị thận yếu. Rau răm cũng thường được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm thông thường, khó tiêu.

Cách trị thận yếu tại nhà bằng rau răm như sau:

  • Dùng 1 ít rau răm tươi, rửa sạch với nước.
  • Sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống.

Ngoài ra người bệnh còn có thể dùng rau răm ăn kèm với cháo, hột vịt lộn để thay thế việc giã. Lưu ý, không nên sử dụng cùng lúc quá nhiều vì sẽ bị ngộ độc.

3.4. Kim tiền thảo trị thận yếu

Kim tiền thảo là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các chứng lợi tiểu, tiểu viêm.

Cách sử dụng:

  • Đun nhỏ lửa khoảng 20 - 30g kim tiền thảo với 1 lít nước trong vòng 1 tiếng.
  • Chắt lấy nước cốt, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.

3.5. Dùng rau diếp cá chữa thận yếu

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu thũng, lợi thấp; chứa nhiều tinh dầu, quercetin, myrcene, hyperin giúp làm giãn mạch máu, từ đó cải thiện được lượng nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Dùng 100g rau diếp cá phơi khô, đun nhỏ lửa với 2 lít nước.
  • Lọc bã lấy nước và uống.

3.6. Sử dụng rễ cỏ tranh

Đây là một loại thảo dược có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ huyết nên thường dùng để điều trị bí tiểu, tiểu máu hoặc suy thận.

Cách sử dụng:

  • Lấy một lượng rễ cỏ tranh vừa đủ đun sôi với nước.
  • Uống hàng ngày, có thể uống trước bữa ăn.

3.7. Hà thủ ô giúp bổ can thận

Hà thủ ô là loại thuốc quý có chức năng nhuận tràng, dưỡng huyết, giải độc và bổ can thận. Loại dược liệu này còn giúp ngủ ngon, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Cách sử dụng:

  • Lấy 2 - 4g hà thủ ô thái lát phơi khô cho vào bình.
  • Đổ một lượng nước vừa đủ, đun sôi từ 15 - 20 phút.
  • Lấy nước uống.

Lưu ý: Tránh sử dụng hà thủ ô nếu người bệnh có tỳ hư (rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chướng bụng, chán ăn); đàm thấp (nhiều đờm, mệt mỏi) và đại tiện lỏng.

3.8. Tỏi nướng hỗ trợ chữa thận yếu

Tỏi có thể được dùng để làm giảm các áp lực lên thận, giúp thận phục hồi và tái tạo lại nhanh chóng. Tỏi còn có thể làm giãn mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm lượng máu cung cấp đến thận.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 củ tỏi, rửa sạch, để nguyên vỏ cho ráo nước.
  • Cắt bỏ đi phần đầu củ tỏi và gói lại bằng giấy bạc.
  • Cho vào lò nướng 200 độ C trong vòng 30 - 40 phút.
  • Để nguội và ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với bánh mì hay cơm nóng.

3.9. Dùng cây mã đề chữa thận yếu

Mã đề từ lâu đã được đưa vào danh sách những cây thảo dược tự nhiên có công dụng chữa bệnh thận yếu vượt trội. Đây là một loại cây có thân ngắn, lá cây có tính mát, vị nhạt, hạt có vị nhớt, được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị lợi phế, thanh nhiệt, tiêu thũng, thông tiểu tiện. Chính vì vậy, theo y học cổ truyền, cây mã đề không chỉ có tác dụng chữa bệnh thận yếu mà còn có thể chữa bệnh viêm bàng quang, tiểu tiện ra máu, đi tiểu ra sỏi, bí tiểu, ...

Cách chữa bệnh với cây mã đề:

  • Dùng 10g mã đề kết hợp với 2g cam thảo, sau đó rửa sạch và cho vào ấm cùng với 600ml
  • Đun sôi ấm nước bằng lửa nhỏ cho đến khi còn lại 200ml thì chắt lấy nước, chia thành 3 lần dùng trong ngày

3.10. Cây dành dành chữa thận yếu

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng cây dành dành chữa suy thận. Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong dành dành cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng tổn thương thận, chống xơ hóa thận và tăng cường lưu lượng máu tại thận. Từ đó, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

Để tăng cường tác dụng của dành dành, các nhà khoa học đã lấy thảo dược này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như: Đan sâm, mã đề, bạch phục linh, râu mèo,... tạo thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị thận yếu và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành suy thận.

4. Một số lưu ý khi áp dụng cách điều trị thận yếu tại nhà

Hầu hết, cách trị thận yếu tại nhà đều an toàn và lành tính. Khi áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên, người bệnh có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các cách này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đây chỉ là các cách có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Người bệnh không được phụ thuộc hoàn toàn vào các cách chữa này.
  • Một số mẹo chữa dân gian chưa được kiểm chứng trên phương diện khoa học, vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm hiểu hoặc tham khảo kỹ với bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc, nếu phát hiện ra cơ thể có những triệu chứng khác thường, người bệnh cần ngưng dùng và thông báo cho bác sĩ.
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ sống lành mạnh để giảm áp lực lên thận, tạo điều kiện thuận lợi giúp cơ quan này hồi phục và sửa chữa những tế bào hư tổn.
  • Đặc biệt, người bệnh nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu khiến cho thận dễ bị viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức về các cách chữa thận yếu tại nhà phù hợp. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi áp dụng bất cứ phương pháp từ nguyên liệu tự nhiên nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan