Các giai đoạn phát triển của loét do tì đè

Loét do tì đè trên da và mô dưới da thường xuất hiện ở những người già, người mắc bệnh ít vận động hoặc không vận động. Bệnh cần được phòng ngừa và điều trị sớm, tránh gây thiếu máu và hoại tử mô.

1.Các giai đoạn phát triển của loét do tì đè

Loét do tì đè ở người già được phân chia thành 4 giai đoạn, tăng dần theo mức độ tổn thương và khó khăn điều trị. 4 giai đoạn phát triển của loét do tì đè gồm:

1.1 Giai đoạn 1: Tổn thương lớp thượng bì và lớp bì

Đặc điểm: Da còn nguyên vẹn, không bị mất, có màu đỏ nhạt. Không ép trắng được ở một vùng khu trú thường trên một lồi xương.

Người có da đậm màu có thể không nhìn thấy làm trắng được, màu da có thể khác với các vùng xung quanh.

Khi sờ cảm giác vùng da loét do tì đè giai đoạn này cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với các vùng da xung quanh. Người bệnh có cảm giác đau.

loét do tì đè
Các cấp độ ứng với từng giai đoạn của loét do tì đè

1.2 Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì cùng lớp dưới da

Đặc điểm: Mất một phần lớp bì, biểu hiện là loét hở nông với đáy vết loét màu đỏ hồng, không đóng vảy, đáy vết loét nông, khô, chưa có mô hoại tử (tế bào chết có màu trắng đục).

Vùng da này cũng có thể biểu hiện như vết phỏng nước, chứa đẩy huyết thanh còn nguyên vẹn hoặc bị hở, vỡ ra.

1.3 Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới da

Đặc điểm: Mất mô toàn bộ lớp da, có thể thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ gân, xương hay cơ. Có thể có lớp vảy nhưng không lấp đầy được mô bị mất.

Có thể bao gồm đường hầm là lỗ đỏ.

1.4 Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống gân cơ

Đặc điểm: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân hay cơ. Có thể có lớp vảy màu vàng do hoại tử đục hay eschar ở đáy vết thương.

Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ đỏ.

2.Các tiêu chí khác đánh giá loét tì đè

Nghi ngờ tổn thương mô sâu
Tổn thương loét sâu có vùng khu trú da đổi màu đỏ nâu

Ngoài ra, đánh giá loét tì đè có thể không thuộc các giai đoạn trên như:

2.1 Nghi ngờ tổn thương mô sâu

Vùng khu trú da đổi màu đỏ nâu hoặc tím đậm, hoặc có các phỏng nước chứa đầy máu. Nguyên nhân là do tổn thương mô mềm bên trong, chịu lực ép hoặc lực trượt.

Vùng nghi ngờ tổn thương mô sâu có thể cứng, mềm, nhão, đau, nóng hoặc lạnh khác thường so với các vùng mô bên cạnh.

2.2 Không xếp loại được

Ở đây, vết loét tì đè bị mất mô toàn bộ, trong đó nền vết loét bị che phủ kín bởi lớp vảy màu xám, đỏ nâu, xanh, vàng hoặc nâu là các lớp tế bào chết hoặc hoại tử. Có thể có eschar màu đỏ nâu, đen hoặc nâu ở đáy vết thương hoặc không thấy được độ sâu ổ loét.

3.Làm gì khi bị loét tì đè?

Đối với các tổn thương loét ép giai đoạn 1 và 2, thường là chăm sóc vết thương bảo tồn, không phẫu thuật.

Nếu tổn thương loét tì đè ở giai đoạn 3 và 4, có thể xem xét cần phẫu thuật can thiệp (như ghép da có cuống). Một số tổn thương phải được điều trị bảo tồn nếu bệnh nhân có bệnh lý khác kèm theo.

Dân gian ta có nhiều cách sử dụng dược liệu thiên nhiên để điều trị, giảm các vết loét tì đè, tránh vết thương không bị nhiễm trùng. Trong đó, y học ngày nay ghi nhận, việc sử dụng mật ong trong làm sạch nhanh chóng nhiễm trùng ở vết thương do loét tì đè hiệu quả. Ngoài ra, một số bằng chứng cho rằng mật ong còn giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương, kháng khuẩn hiệu quả với một số loại vi khuẩn và nấm.

Ngoài mật ong, dân gian ta cũng sử dụng đu đủ và đường để chăm sóc các vết thương viêm loét do tì đè.

4.Điều trị loét tì đè thế nào?

Thuốc Sulfadiazine
Thuốc Sulfadiazine sử dụng điều trị loét tì đè

Có nhiều phương pháp điều trị loét tì đè, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp, tùy theo tình trạng bệnh.

4.1 Nâng đỡ thể trạng

Bằng việc: Giảm đau, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ, vệ sinh ổ loét và các mô xung quanh đúng cách. Ngoài ra, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ (calories, Vitamin, Protein, yếu tố vi lượng).

4.2 Giảm áp lực tì đè

Bằng việc: Nằm đầu cao 30 độ, giúp thay đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ một lần, có thể tập vận động nếu được. Việc sử dụng giường, ghế đẩy trợ đặc biệt có thể giảm áp lực tì đè, duy trì dưới 32 mmHg.

4.3 Chăm sóc vết loét

Bằng cách:

  • Loại bỏ mô hoại tử: bằng cắt lọc, bơm xoáy nước, Povidone-Iodine, hoặc enzym tiêu hủy Protein.
  • Dịch rửa vết thương: có thể là nước muối sinh lý, acetic acid (0.5%), Povidone-Iodine hòa loãng hoặc Sodium Hypochlorite (2,5%).
  • Băng bó vết loét: với vết loét giai đoạn 2 hoặc nặng hơn, có thể dùng thêm thuốc gel để chống nhiễm bẩn, loại bỏ mô hoại tử.
  • Kháng sinh: dùng kem kháng sinh như Sulfadiazine ức chế DNA và thay đổi của màng tế bào.

Ngoài ra còn một số phương pháp chăm sóc vết loét khác như: Oxy cao áp, Liệu pháp áp lực âm, Electrotherapy, yếu tố phát triển,...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec không chỉ nổi tiếng bởi chuyên môn cao mà còn có đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến nhất Việt Nam. Đặc biệt các quy trình thăm khám và điều trị tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ Y bác sĩ giàu chuyên môn và được đào tạo bài bản sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan