Sử dụng thuốc chống loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm nhiều

Hầu hết các vết loét đều lành khi được điều trị, nhưng một số vết loét không bao giờ lành hoàn toàn. Ngoài việc chăm sóc vết loét hiệu quả thì còn cần phải kết hợp với các loại thuốc chống loét tỳ đè. Dưới đây là những thông tin cần thiết cung cấp cho bạn về việc sử dụng thuốc chống loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm nhiều.

1. Loét do tỳ đè là gì?

Loét do tỳ đè là một biến chứng phổ biến và nghiêm trọng ở những bệnh nhân nằm liệt hay nằm lâu ngày. Lở loét do nằm nhiều còn được gọi là loét tỳ đè và loét do tư thế nằm, đây là những vết thương ở da và mô bên dưới do áp lực trong thời gian dài trên da.

Các vết loét thường phát triển trên những vùng da bao phủ các vùng xương của cơ thể, chẳng hạn như mắt cá chân, gót chân, hông và xương cụt.

Những người có nguy cơ bị loét do tỳ đè là mắc các bệnh lý hạn chế khả năng thay đổi tư thế hoặc khiến họ phải dành phần lớn thời gian trên giường hay ghế.

Biến chứng của loét do nằm lâu:

  • Chuyển đổi ác tính
  • Rối loạn phản xạ tự chủ
  • Viêm tủy xương
  • Pyarthrosis
  • Nhiễm trùng huyết
  • Lỗ rò niệu đạo
  • Amyloidosis
  • Thiếu máu.

2. Sử dụng thuốc chống loét tỳ đè

2.1. Thuốc sát khuẩn – bôi vùng loét tỳ đè

Về cơ bản để các vết loét hở ngoài da nhanh lành phải đảm bảo ổ loét được sạch sẽ, không nhiễm trùng, viêm. Để đạt được yêu cầu đó, việc cần thiết là sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét.

Các loại dung dịch kháng khuẩn phải có vai trò tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm. Sau xử lý vết loét được vô khuẩn, khô se và dần co lại. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc sát khuẩn bôi loét cần xuyên suốt trong cả quá trình điều trị.

Các loại dung dịch sát khuẩn bao gồm:

  • Nước oxy già (H2O2): Loại bỏ đa phần các mảnh vụn của mô và mủ để làm sạch vết thương. Bôi một lượng vừa đủ nước oxy già nồng độ 1,5% hoặc 3% lên vết thương. Nên dùng băng gạc để che vết thương, tránh nhiễm trùng.
  • Cồn y tế 70-75 độ: Khử trùng, làm sạch vết thương. Bôi một lượng nhất định lên vết loét, nên dùng băng gạc che vết loét lại để tránh nhiễm trùng. Cồn y tế không nên dùng để sát khuẩn trực tiếp vào vết thương hở. Nó sẽ phá hủy cấu trúc hạt và tế bào sợi ở vết thương gây đau, rát, vết loét chậm lành.
  • Dung dịch Povidon iod 10%: Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidone. Tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn, nấm, bào tử, động vật đơn bào. Bôi trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vùng da bị tổn thương. Bôi 2 lần/ngày, có thể phủ gạc vô khuẩn lên vết loét để tránh
  • Nước muối Natri clorid 0,9%: Rửa vết loét nhỏ nông, loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt. Dùng dung dịch Natri clorid 0,9% để làm sạch các vết loét nhỏ nông, ngày 1-2 lần. Dùng rửa sạch các vết loét ban đầu.
  • Thuốc đỏ: Thuốc sát khuẩn dung dịch mercurochrome 1%. Sát trùng các vết thương nhẹ, các vết bỏng nhẹ hay các vết trầy xước trên da. Bôi sát khuẩn vết loét sau khi đã rửa bằng nước muối sinh lý.
  • Chlorhexidine: Làm sạch vết loét, diệt vi khuẩn trên các vết loét. Rửa sạch vùng da trước khi bôi Chlorhexidine. Sử dụng bông tăm, gạc thấm, băng, gạc bôi với một lượng vừa phải lên vùng da cần được điều trị. Không dùng Chlorhexidine trên vết thương hở
  • Muối bạc: Muối bạc được sử dụng cho người bị liệt có tác dụng kéo dài
  • Cồn iod 5%: Cồn iod 5% dùng để sát khuẩn các vết loét; chống một số nấm da. Bôi thuốc lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn thương để tránh nhiễm khuẩn, ngày bôi 2 lần. Không được sử dụng trong sát trùng vết loét hở. Nó chỉ phù hợp để sát trùng ngoài da, ở những vùng da không nhạy cảm.
  • Dung dịch sát khuẩn Dizigone: Dizigone là dung dịch sát khuẩn thế hệ mới, diệt mầm bệnh dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion. Rửa trực tiếp dung dịch lên vết loét, để nguyên tối thiểu trong 30 giây. Không cần rửa lại bằng nước. Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần để đạt hiệu quả tối ưu.

2.2. Thuốc trị lở loét cho người già

2.2.1. Kháng sinh

Ngoài thuốc bôi sát khuẩn, kháng sinh cũng thường xuyên được sử dụng nhằm tối ưu khả năng diệt khuẩn. Kháng sinh điều trị loét tỳ đè được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có nhiễm trùng nặng hoặc bội nhiễm sang các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

Có 2 con đường đưa kháng sinh vào cơ thể:

  • Kháng sinh tác dụng toàn thân: thường dùng qua đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Một số thuốc chống loét tì đè phổ biến cho vết loét tỳ đè: Nhóm beta – lactam, nhóm Aminoglycosid, nhóm quinolon
  • Kháng sinh tác dụng tại chỗ: Thường dùng thuốc bôi ngoài da có dạng như mỡ, kem, gel... Các thuốc này có thể chứa neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc...

2.2.2. Thuốc xịt chống lở loét

Thuốc xịt chống loét do tì đè Sanyrene có thành phần là 99% Corpitolino 60 / glycerides có độ oxi hóa cao của các acid béo thiết yếu, các acid linoleic ( 60%) và Vitamin E (tocopherol acetate). Giúp phòng và điều trị vết loét lâu lành; vùng da bị ban đỏ do tì đè, cọ xát hoặc bị cắt; da khô và mất nước; da yếu, mỏng manh do điều kiện ẩm ướt và dinh dưỡng kém.

Cách dùng: Một hoặc hai lần xịt vào vùng da bị tì đè có nguy cơ (gót chân, vùng xương cùng – xương ngồi) tùy thuộc vào vị trí của nó. Dùng các đầu ngón tay xoa đều và nhẹ nhàng trong 1 phút để ngấm thuốc

Liều dùng: Dùng 3-4 lần trong 24 giờ, lúc xoay trở bệnh nhân.

2.2.3. Thuốc bôi chống lở loét

Thuốc bôi chống lở loét Silvirin: Được bào chế dưới dạng kem của phức hợp sulfadiazine bạc, dùng để bôi lên vết loét tì đè giúp đem lại tác dụng kháng khuẩn tại chỗ.

Thuốc chống loét tì đè Gel Oatrum Gold: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành nhanh tổn thương trên da.

Miếng dán chống loét: Miếng dán chống loét cho người già là sản phẩm với công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho bệnh nhân chống chảy dịch, vết loét khô và kéo da non nhanh hơn. Miếng dán chống loét sử dụng các ion bạc và than hoạt tính carbonat chống lại nhiễm khuẩn do vi trùng, hút dịch chảy ra từ vết loét nhanh chóng làm khô vết thương chỉ sau 2 lần sử dụng.

2.2.4. Thuốc giảm đau vết loét

Thuốc giảm đau Paracetamol: Loại thuốc giảm đau thông dụng nhất được sử dụng là Paracetamol. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với paracetamol, có thể thay thế bằng các thuốc khác cùng nhóm NSAIDs như diclophenac, ibuprofen. Những thuốc này khi đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc kháng viêm điều trị NSAIDs: Nếu mức độ đau vết loét tăng dần và không cải thiện khi dùng NSAIDs, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng OPIOIDs. Các thuốc nhóm này có hiệu lực giảm đau mạnh nhưng nằm trong nhóm gây nghiện – hướng thần. Vì vậy, việc sử dụng và bảo quản thuốc cần được tuân thủ chặt chẽ.

2.2.5. Thuốc kích thích tái tạo da

Giúp làm mềm vết loét, ngăn sự co kéo ở vị trí tổn thương, làm giảm cảm giác đau và tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành. Nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để an toàn với cơ thể.

Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc.

Trên đây là một số loại thuốc chống loét tỳ đè cho bệnh nhân nằm nhiều. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, người thân bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan