Có nên nhổ răng khểnh?

Theo khuyến cáo, không phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng khểnh. Chỉ nên nhổ răng khểnh bị sâu nặng, mọc sai vị trí, mọc lệch,...nếu không thể niềng chỉnh hay mắc các bệnh lý không thể điều trị khỏi mới được chỉ định nhổ bỏ để bảo tồn các răng kế bên một cách tốt nhất.

1. Răng khểnh là gì?

Răng khểnh hay chính là răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 kế bên 2 răng cửa, đóng vai trò nhai xé thức ăn. Chiếc răng này thường bị mọc chếch lên trên nướu răng và nhô ra ngoài nhiều hơn so với các răng khác. Nhiều người có răng khểnh mọc, mang đến nét duyên dáng nhưng cũng có trường hợp răng khểnh mọc ở những vị trí không đúng và dẫn đến các hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

2. Nguy cơ từ răng khểnh

  • Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng

Bản chất của răng khểnh là 1 loại răng nanh với nhiệm vụ giằng xé thức ăn. Khi răng nanh mọc lệch ra bên ngoài thì sẽ trở nên dư thừa, mất đi chức năng và ảnh hưởng đến sức nhai.

  • Bệnh lý răng miệng

Khi mọc chen chúc, lệch lạc,...chiếc răng khểnh chính là tác nhân dẫn đến tình trạng thức ăn bị mắc dính vào kẽ răng, lâu ngày tạo thành các mảng bám – môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Nguy hại hơn, răng khểnh có thể khiến cho bạn mắc phải bệnh lý như sâu răng do vấn đề vệ sinh khó khăn.

  • Ảnh hưởng tới phát âm

Hoặc răng khểnh có kích thước quá lớn sẽ làm cho môi bị cộm lên, không khít môi, khiến việc phát âm thiếu chính xác.

  • Làm giảm thẩm mỹ

Chiếc răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài hoặc mọc chen chúc với những chiếc răng lân cận sẽ làm giảm thẩm mỹ của toàn khuôn hàm.

Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng tình trạng răng hàm của mỗi người để đưa ra giải pháp điều trị và thẩm mỹ răng khểnh mọc lệch lạc tốt nhất.

3. Răng khểnh có cần thiết phải nhổ không?

Nếu răng khểnh mọc ở vị trí đẹp, mang đến sự duyên dáng và tươi tắn cho nụ cười thì việc nhổ đi răng khểnh là không cần thiết. Tuy nhiên cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng.

Trường hợp răng khểnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cung hàm thì người bệnh có thể chọn phương pháp niềng răng khểnh để giúp đưa răng về đúng vị trí. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng này

Chỉ khi không thể bảo tồn răng bằng các phương pháp khác, bác sĩ mới đưa ra chỉ định thực hiện nhổ răng hàm. Sau khi nhổ răng hàm, nhiều người lo lắng trên cung hàm sẽ có khoảng trống của răng vừa mất đi. Tuy nhiên, tùy theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể được tư vấn niềng răng hoặc thực hiện cấy ghép implant.

4. Khi nào cần nhổ răng khểnh?

Răng khểnh mọc bình thường và cân đối với những chiếc răng còn lại sẽ tạo điểm nhấn cho khuôn miệng thêm rạng ngời. Tuy nhiên cần nhổ khi:

  • Răng khểnh mọc lệch

Nhiều người có răng khểnh nhưng chúng lại mọc lệch hoặc mọc nghiêng xéo hẳn so với các răng bên cạnh. Tình trạng này không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển bởi rất khó làm sạch thức ăn dư thừa mắc bám ở kẽ răng khểnh.

Theo thời gian, mảng bám tích tụ có thể gây sâu răng, viêm chân răng và khiến răng vàng ố. Vì vậy, khi răng khểnh mọc lệch, chúng ta nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

  • Răng khểnh bị các bệnh về răng miệng

Chiếc răng khểnh bị sâu răng hoặc viêm nha chu nặng thì cần nhổ bỏ răng khểnh để bảo vệ những chiếc răng liền kề cũng như sức khỏe răng miệng.

Tùy từng trường hợp và mức độ lệch lạc của răng, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang và chỉ định nhổ răng khểnh.

5. Quy trình nhổ răng khểnh

Để nhổ răng hàm, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Thăm khám tổng quát

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quan toàn hàm để xác định vị trí cũng như tình trạng cụ thể của chiếc răng khểnh.

  • Tiến hành nhổ răng khểnh

Trước khi tiến hành nhổ răng, Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh để giúp làm giảm đau nhức cho bệnh nhân. Để nhổ bỏ răng khểnh, Bác sĩ sẽ mở một đường rạch nhỏ, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra.

  • Đóng vết thương

Sau khi răng khểnh đã được đưa ra khỏi nướu, bác sĩ sẽ khâu vết rạch lại và hướng dẫn bệnh nhân cắn bông cầm máu, khoảng sau 10 -15 phút máu sẽ ngưng chảy.

  • Tái khám

Sau khi nhổ răng khểnh, Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để kiểm tra vết thương tại vị trí nhổ răng khểnh. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc vết thương sưng tấy, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn.

6. Nhổ răng khểnh có sao không?

Răng khểnh không có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai nên việc nhổ răng khểnh hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào đối với toàn bộ cung hàm.

Nhổ răng khểnh thực ra cũng chỉ là tiểu phẫu, không quá phức tạp phương pháp này không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đối với sức khỏe.

Kỹ thuật nhổ răng hiện nay được hỗ trợ bởi công nghệ siêu âm hiện đại, thế nên mọi thao tác của bác sĩ đều được kiểm soát chặt chẽ và chính xác giúp hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu cũng như cảm giác đau nhức cho khách hàng.

Kết hợp với thuốc gây tê tại chỗ sẽ không gây cảm giác đau đớn trong quá trình nhổ răng.

Chỉ sau 15 – 30 phút, bác sĩ đã có thể đưa chiếc răng khểnh ra ngoài một cách gọn gàng mà không cần xâm lấn sâu hay tạo đường mổ quá rộng.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhổ răng khểnh.

7. Những lưu ý sau khi nhổ răng khểnh

  • Không được dùng lưỡi, tay để chạm vào vùng nhổ răng nhằm tránh gây rách vết mổ hay chảy máu.
  • Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, để không làm tổn thương vết mổ.
  • Sau khi nhổ răng xong, khi thuốc tê đã tan sẽ cảm thấy hơi đau và ê buốt. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm dần khi uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài nếu được bác sĩ đồng ý.
  • Vệ sinh răng miệng bàn chải lông mềm, có chất lượng tốt để không tác động đến khu vực nhổ răng và khiến cho vết thương khó lành.
  • Thăm khám răng miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để kiểm tra xem có bất thường gì sau khi nhổ răng khểnh không cũng như kiểm tra tình trạng chung của răng miệng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan