Răng "chạy" về vị trí cũ sau niềng, vì sao?

Răng chạy lại sau khi tháo niềng là điều mà nhiều người lo lắng vì có thể những chiếc răng lại bị chạy đi về lại vị trí ban đầu hoặc khiến răng xô lệch nhiều hơn. Vậy răng bị chạy sau khi niềng là do đâu?

1. Chạy răng sau khi niềng là gì?

Niềng răng còn được gọi là chỉnh nha. Đây là phương pháp sử dụng các khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, thun buộc,... để liên kết các răng trên cung hàm với nhau tạo sự dịch chuyển nhằm nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí.

Trong quá trình thực hiện niềng răng thì răng bị tác động lực kéo đẩy bởi các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung,..., để làm dịch chuyển răng về đúng các vị trí mong muốn và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, dự hiểu biết về cấu trúc hàm và hiểu biết về khí cụ chỉnh nha để tính toán chọn lựa phương pháp niềng răng phù hợp nhất với từng tình trạng răng khác nhau.

Chạy răng hay còn gọi là di răng. Đây là hiện tượng di chuyển răng di chuyển trong khoang miệng dẫn đến làm thay đổi vị trí ban đầu của răng. Nếu không được kiểm soát tốt thì hiện tượng răng “chạy” có thể khiến cho răng bị xô lệch, sai vị trí, nghiêng vẹo và có thể làm răng yếu hơn. Ngoài ra còn có thể làm thay đổi khớp cắn và các cơ vùng hàm mặt làm cho hình dáng của khuôn mặt bị biến đổi.

2. Nguyên nhân nào làm răng chạy lại sau khi tháo niềng?

2.1. Bệnh nhân sử dụng hàm duy trì không đúng cách

Hiện tượng răng bị chạy sau khi niềng phần lớn là do bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách để cố định lại răng sau khi tháo niềng xong. là Đây là loại khí cụ rất quan trọng giúp ổn định lại vị trí của răng sau khi niềng xong.Vì trước đó răng được neo giữ nhờ các mắc cài để có được độ vững ổn nhất nên hàm duy trì rất cần thiết để giúp các mô xương hàm, nướu được ổn định nhất khi gặp các tác động trong quá trình ăn nhai.

2.2. Tay nghề của bác sĩ kém khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng

Niềng răng giúp cho khớp cắn tiêu chuẩn và các lực tác động trên răng sẽ ổn định, cơ sinh học vận động hàm cắn nghiến răng hoạt động một cách trơn tru.

Trong trường hợp khớp cắn chưa về đúng tương quan đúng mà đã tháo thì những lực quá mức sẽ tác động khiến răng chạy đi. Do đó, việc điều chỉnh khớp cắn và lập kế hoạch điều trị khớp cắn trước khi niềng răng là rất quan trọng. Điều này được tính toán và dựa trên những vận động nhai cơ bản,. Cho nên việc lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn sâu cũng như trung tâm nha khoa uy tín là rất quan trọng.

3. Sử dụng hàm duy trì như thế nào cho đúng cách?

Để đeo hàm duy trì sau khi niềng răng được đúng cách giúp răng được ổn định thì bệnh nhân phải đảm bảo đúng 2 nguyên tắc sau:

  • Về thời gian:

Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu mẫu hàm và chế tác ra hàm duy trì. Việc sử dụng hàm duy trì này được kéo dài cho đến khi cấu trúc xương hàm và răng của bệnh nhân hoàn toàn cố định và không có dấu hiệu bị chạy về vị trí ban đầu nữa.

Thời gian đầu sau khi tháo niềng, bạn cần đeo hàm liên tục trong 24h. Thời gian mang hàm sẽ được rút ngắn lại tùy vào chỉ định của bác sĩ và dài hay ngắn còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện răng.

  • Giữ gìn sạch sẽ hàm duy trì

Đây là khí cụ dạng tháo lắp nên có thể dễ dàng tháo ra và vệ sinh hàm hàng ngày. Nếu không được giữ gìn sạch sẽ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho hàm răng của các bạn.

4. Cần chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng như thế nào?

  • Sử dụng hàm duy trì

Như đã nêu trên, hàm duy trì là khí cụ rất quan trọng giúp đạt được sự ổn định cho hàm răng sau khi tháo niềng vì dưới tác động ăn nhai hằng ngày rất dễ khiến răng xô lệch và chạy lại.

  • Vệ sinh răng miệng hợp lý

Nên lựa chọn và sử dụng loại bàn chải răng có đầu tròn, nhỏ để dễ dàng di chuyển vào bên trong, tránh làm tổn thương nướu. Lông bàn chải phải mềm, thẳng để không làm tổn hại men răng.

Nên sử dụng chỉ nha khoa trước khi chải răng để làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn còn mắc kẹt trong kẽ răng. Không nên sử dụng tăm để xỉa răng vì có thể làm tổn thương đến răng và nướu.

Để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ sạch mảng bám còn sót lại trên kẽ răng một cách tốt nhất, bạn nên súc miệng với nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý trong vòng 1 phút. Cần mím chặt môi khi súc miệng và đẩy nước vào các ngóc ngách trong khoang miệng và toàn bộ các răng để loại bỏ tối đa mảng bám.

  • Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng

Các thói quen như đẩy lưỡi, mút tay, cắn vật cứng, cắn móng tay, nhai kẹo cao su... được xem là thói quen xấu và cẩn phải loại bỏ. Chúng có thể khiến răng bị yếu đi và răng chạy về vị trí ban đầu.

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Sau khi tháo niềng răng là lúc hàm răng còn yếu và chưa đạt được sự ổn định. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bằng một số cách như:

  • Ăn bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: sữa, trứng, các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai...), các loại rau củ, trái cây tươi...;
  • Những thực phẩm có quá nhiều đường và tinh bột, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cần được hạn chế để tránh gây hại cho sức khỏe răng miệng.
  • Khám răng định kỳ hàng tháng sau khi tháo niềng

Nếu răng chạy sau khi niềng hay có bất kỳ bất thường nào thì hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan