Sinh lý hệ tim mạch trong gây mê hồi sức

Gây mê hồi sức bao gồm tất cả các hoạt động thăm khám trước gây mê. Theo đó, gây mê, hồi tỉnh, hồi sức ngoại và chống đau đóng vai trò quyết định đến việc thành công của một ca phẫu thuật. Người làm công tác gây mê hồi sức cũng cần lưu ý đến sinh lý tim mạch và hệ tuần hoàn của người bệnh vì những bất ổn trong hệ thống tim mạch có thể dẫn đến các biến chứng trong gây mê hay phẫu thuật, thậm chí là tử vong.

1. Tim hoạt động thế nào khi gây mê?

Đầu tiên cần xác định rằng cơ chế lý hóa của thuốc mê hay tính chất gây mê sẽ liên quan đến tính hòa tan của thuốc trong màng sinh học. Cụ thể hơn, thuốc mê sẽ làm cho màng căng ra tới một thể tích nhất định sẽ hình thành nên tình trạng mê. Ngoài ra, tình trạng căng này còn liên quan đến phản ứng của thuốc với chất đạm. Những thay đổi trong cấu trúc màng tế bào đã ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh tại nơi tiếp hợp của não và đưa tới tình trạng mê.

Điều cốt yếu trong gây mê là phải đạt được nồng độ thuốc mê vào máu đủ để ức chế hệ thần kinh trung ương. Người bệnh khi mê đủ sẽ mất ý thức, mất cảm giác vận động, nhiều phản xạ lu mờ và chỉ còn các hoạt động như tim, phổi, gan, thận để duy trì sự sống.

Trong gây mê qua đường hô hấp, do nồng độ khí mê trong phế nang cao hơn trong máu, khí mê sẽ khuếch tán qua màng phế nang- mao mạch để vào máu khiến nồng độ thuốc mê trong máu tăng dần. Hoạt động của tim lúc này sẽ thúc đẩy vận chuyển thuốc mê tới tác động vào các màng tế bào làm ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh tại nơi tiếp hợp gây ra tình trạng mê.

Trong gây mê tĩnh mạch, thuốc mê sẽ được chích thẳng vào tĩnh mạch lúc khởi mê khiến nồng độ thuốc mê trong máu lập tức lên cao theo tỷ lệ tương ứng. Sau đó, thuốc mê sẽ dần xâm nhập vào các mô, người bệnh sẽ mê khi nồng độ thuốc mê đạt được mức ức chế thần kinh trung ương.

Gây mê đường tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch được coi là thành công khi nồng độ thuốc mê đạt được mức ức chế thần kinh trung ương.

2. Một số lưu ý khi gây mê hồi sức cho người mắc bệnh tim

Hoạt động gây mê hồi sức cho bệnh nhân tim mạch cũng có nhiều lưu ý hơn so với người bình thường. Trong giai đoạn trước mê hoặc sau mê cần phải đánh giá:

  • Thời gian và bản chất phẫu thuật
  • Tiền sử có cơn suy tim
  • Sinh hoạt của bệnh nhân
  • Các biến loạn điện tim trước phẫu thuật và mức độ rối loạn chức năng thất trái (EF)

Theo đó, trước phẫu thuật cũng cần phải đánh giá các yếu tố như:

  • Thuốc chống co thắt có nên được tiếp tục điều trị hay không (ức chế Beta)
  • Việc sử dụng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu (Aspirin) thay bằng Calciparin
  • Thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Enalapril) nếu dùng để chống suy tim thì tiếp tục sử dụng còn không sẽ thay thế bằng Nifedipin nếu mục đích là hạ huyết áp
  • Không áp dụng kỹ thuật lấy máu trước mổ để truyền
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng cho bệnh nhân mắc suy tim cấp tính
Bệnh nhân có tiền sử suy tim cần được cân nhắc khi gây mê hồi sức

Khi thực hiện gây mê hồi sức cần lưu ý đến sinh lý tim mạch và hệ tuần hoàn của người bệnh để tránh được những biến chứng nguy hiểm trong quá trình gây mê có thể xảy ra với người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

468 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan