Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý cấp tính phổ biến nhất trong cộng đồng với biểu hiện giống với bệnh cảm lạnh thông thường đến các mức độ khó chịu của viêm mũi, viêm họng hay tình trạng nặng có thể đe dọa đến tính mạng như viêm nắp thanh quản cấp tính.

1. Tổng quan về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp trên

Nếu như viêm đường hô hấp trên do siêu vi có thể tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu gì thì với viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, cần có chỉ định kháng sinh. Vai trò của sự tham gia của kháng sinh viêm đường hô hấp trên là nhằm tiêu diệt vi trùng và qua đó còn giúp cải thiện triệu chứng, hạn chế khả năng tái phát về sau.

Để thực hiện được điều này, những nhận thức về phổ dịch tễ của các tác nhân gây bệnh tại địa phương cũng như các mô hình kháng thuốc chính là chìa khóa then chốt. Theo đó, liệu pháp kháng khuẩn cần được lựa chọn thích hợp trên từng đối tượng bệnh nhân với các chẩn đoán bệnh sau đây:

1.1. Viêm họng do liên cầu nhóm A:

  • Penicillin VK (Penicillin V)
  • Amoxicillin
  • Penicillin G benzathine
  • Cefadroxil
  • Erythromycin
  • Amoxicillin và clavulanate
  • Cefaclor
  • Cefuroxim
  • Ceftriaxone
  • Azithromycin

1.2. Viêm xoang, viêm mũi, viêm họng do vi khuẩn

  • Amoxicillin và clavulanate
  • Doxycycline

1.3. Viêm nắp thanh quản

  • Cefuroxim
  • Ceftriaxone
  • Cefotaxime

1.4. Ho gà

  • Clarithromycin
  • Erythromycin
  • Azithromycin

Chi tiết sử dụng cho từng loại thuốc được dùng phổ biến trong thực tế lâm sàng được trình bày bên dưới.

kháng sinh
Vai trò của sự tham gia của kháng sinh viêm đường hô hấp trên là nhằm tiêu diệt vi trùng

2. Nhóm Penicillins điều trị viêm đường hô hấp trên

2.1. Penicillins có nguồn gốc tự nhiên

Penicillins là loại kháng sinh “cổ điển”, được sử dụng lâu đời nhất. Loại kháng sinh viêm đường hô hấp trên này có hoạt tính cao chống lại các sinh vật gram dương. Hoạt tính diệt khuẩn dựa trên việc can thiệp vào quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Nhóm kháng sinh Penicillins gồm các thuốc sau:

  • Penicillin VK (Penicillin V): Penicillin là loại kháng sinh kháng khuẩn, là lựa chọn để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi các sinh vật nhạy cảm liên quan đến đường hô hấp nói chung.
  • Penicillin G benthazine: Loại Penicillin này cũng là kháng sinh kháng khuẩn được lựa chọn để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định để phòng ngừa hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên mức độ nhẹ đến nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với nồng độ thấp của penicillin G.

2.2. Penicillin tổng hợp

Loại Penicillin có cơ chế tác dụng thông qua việc ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với protein gắn penicillin.

Nhóm kháng sinh Penicillins tổng hợp gồm các thuốc sau:

  • Ampicillin: Ampicillin là một penicillin thế hệ thứ hai, chống lại nhiều chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Salmonella, Shigella và Haemophilusenzae. Thuốc có sẵn ở dạng uống và tiêm.
  • Amoxicillin: Amoxicillin là dạng tương đương với penicillin chống nhiễm trùng liên cầu nhóm A Streptococcus gây viêm họng. Thuốc cũng thích hợp cho các trường hợp viêm mũi xoang do vi khuẩn không biến chứng. Đồng thời, thuốc cũng có chỉ định để điều trị viêm tai giữa, viêm xoang hay các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trẻ sơ sinh.
  • Amoxicillin / clavulanate: Amoxicillin ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với protein gắn penicillin. Việc bổ sung clavulanate nhằm ức chế các vi khuẩn sản xuất beta-lactamase. Sự kết hợp này là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân dị ứng hoặc không dung nạp kháng sinh macrolide. Thuốc này thường được dung nạp tốt và hiệu quả cao nhưng lại không chống lại được Mycoplasma và Legionella. Thời gian bán hủy của amoxicillin / clavulanate đường uống là 1-1,3 giờ. Amoxicillin có khả năng thâm nhập vào mô tốt nhưng không xâm nhập vào dịch não tủy được.
kháng sinh
Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp trên giúp mang lại hiệu quả

3. Nhóm Cephalosporin điều trị viêm đường hô hấp trên

3.1. Cephalosporin thế hệ thứ nhất

Cephalosporin thế hệ thứ nhất hoạt động chủ yếu là chống lại vi khuẩn gram dương. Chúng ức chế vi khuẩn tổng hợp vách tế bào bằng cách gắn vào protein gắn penicilin và cuối cùng vi khuẩn sẽ bị tiêu hủy.

Đại diện trong Cephalosporin thế hệ thứ nhất có Cefadroxil. Cefadroxil được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm, kể cả các nhiễm trùng gây ra bởi nhóm A beta-hemolytic Streptococcus.

3.2. Cephalosporin thế hệ thứ hai

Các cephalosporin thế hệ thứ hai ít tác động chống lại vi khuẩn Gram dương hơn so với các thuốc thế hệ đầu nhưng lại có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram âm nhất định. Cephalosporin bám vào protein gắn penicilin và ức chế sự bước tăng sinh tổng hợp peptidoglycan, dẫn đến vi khuẩn bị chết do vỡ vách tế bào.

Cephalosporin thế hệ thứ hai gồm có các thuốc sau:

  • Cefaclor: Cefaclor là một cephalosporin thế hệ thứ hai liên kết với một hoặc nhiều protein gắn penicillin. Do đó, thuốc có khả năng ức chế tổng hợp thành tế bào và hoạt động diệt khuẩn. Thuốc vừa có hoạt tính gram dương mà cephalosporin thế hệ đầu tiên có, vừa được bổ sung hoạt tính chống lại P mirabilis, Henzae, E coli, Klebsiella pneumoniae và Moraxella catarrhalis. Thuốc này được chỉ định để kiểm soát nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật hiếu khí hỗn hợp có nhạy cảm. Khi dùng, cần xác định liều lượng thích hợp và đường dùng dựa trên tình trạng của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng như sự nhạy cảm của tác nhân gây bệnh.
  • Cefuroxim: Cefuroxime là một cephalosporin thế hệ thứ hai vẫn duy trì hoạt động gram dương của các cephalosporin thế hệ thứ nhất và còn bổ sung hoạt tính chống lại P mirabilis, Henzae, E coli, K pneumoniae và M catarrhalis. Thuốc liên kết với protein gắn penicilin và ức chế sự sản xuất bước cuối cùng trong tổng hợp peptidoglycan, dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn do vỡ vách tế bào. Tình trạng của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và sự nhạy cảm của vi sinh vật giúp xác định liều lượng và đường dùng thích hợp.

3.3. Cephalosporin thế hệ thứ ba

Cephalosporin thế hệ thứ ba có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương kém hơn hẳn so với cephalosporin thế hệ thứ nhất. Tuy nhiên, nhóm này lại được đánh giá cao trong khả năng chống lại Enterobacteriaceae, Neisseria và H. flue.

Cephalosporin thế hệ thứ ba có đại diện là Cefotaxime: Cefotaxime là một cephalosporin thế hệ thứ ba với phổ kháng vi khuẩn gram âm rộng, hiệu quả chống lại các vi khuẩn gram dương và hiệu quả cao hơn đối với các sinh vật kháng thuốc. Thuốc ngăn chặn sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với một hoặc nhiều protein gắn penicillin qua đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đặc tính tương đối an toàn của thuốc được xem là có ưu điểm hơn so với aminoglycoside.

Viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên rất dễ mắc phải

4. Nhóm Macrolide điều trị viêm đường hô hấp trên

Macrolide cũng thích hợp để điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A ở bệnh nhân nhạy cảm với penicillin. Thuốc cũng được sử dụng cho một số trường hợp viêm mũi họng, ho gà và bạch hầu. Macrolide ngăn chặn quá trình tăng sinh bằng cách liên kết với ribosome 50S. Chúng cũng ức chế tổng hợp protein phụ thuộc RNA.

Nhóm Macrolide gồm có các thuốc sau:

  • Erythromycin: Erythromycin có thể chống lại hầu hết các tác nhân đóng vai trò là căn nguyên tiềm ẩn trong viêm mũi họng, bao gồm các loài Mycoplasma. Thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự phân ly của peptidyl chuyển axit ribonucleic (tRNA) khỏi ribosome, khiến quá trình tổng hợp protein phụ thuộc RNA bị bắt giữ. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Thuốc này còn có thêm ưu điểm là một chất chống viêm tốt bằng cách ức chế sự di chuyển của bạch cầu đa nhân. Ở trẻ em, tuổi và cân nặng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ giúp xác định liều lượng thích hợp. Khi muốn dùng liều hai lần mỗi ngày, một nửa tổng liều hàng ngày có thể được uống mỗi 12 giờ. Đối với nhiễm trùng nặng hơn, cần phải gấp đôi liều. Quá trình điều trị tiêu chuẩn là 10 ngày, tuy nhiên, thời gian dùng thuốc từ 3-5 ngày có thể được chấp nhận nếu bệnh nhân hết sốt.
  • Azithromycin: Azithromycin hoạt động bằng cách liên kết với tiểu đơn vị ribosome 50S của các vi sinh vật nhạy cảm và ngăn chặn sự phân ly peptidyl tRNA từ ribosome, khiến quá trình tổng hợp protein phụ thuộc RNA bị bắt giữ. Azithromycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn nhẹ đến trung bình, bao gồm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A và ho gà. Nồng độ trong huyết tương rất thấp nhưng nồng độ mô cao hơn nhiều, thời gian bán hủy lại dài nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị các sinh vật nội bào. Cần lưu ý cảnh báo rằng azithromycin có thể dẫn đến kéo dài khoảng thời gian QT và có thể gây xoắn đỉnh. Do đó, khi chỉ định azithromycin, bác sĩ cần xem xét nguy cơ xảy ra rối loạn nhịp tim, nhất là trên bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc hay đã từng xảy ra các biến cố tim mạch.
  • Clarithromycin: Clarithromycin là một loại kháng sinh macrolide bán tổng hợp liên kết thuận nghịch với vị trí P của tiểu đơn vị ribosome 50S của các sinh vật nhạy cảm và có thể ức chế tổng hợp protein phụ thuộc RNA bằng cách kích thích phân ly peptidyl t-RNA từ ribosome.

Tóm lại, viêm đường hô hấp trẻ sơ sinh nói riêng và viêm đường hô hấp trên nói chung có bằng chứng bội nhiễm hay nghi ngờ tác nhân do vi trùng thì cần dùng kháng sinh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh viêm đường hô hấp trên với nhiều cơ chế tác động khác nhau. Theo đó, cần biết cách lựa chọn kháng sinh phù hợp, phối hợp thuốc khi cần thiết để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất nhưng đảm bảo giảm thiểu nguy cơ đề kháng thuốc cũng như hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm cho bệnh nhân.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan