Xạ phẫu SRS bằng máy gia tốc tuyến tính

Xạ trị là phương pháp hầu như không thể thiếu trong việc điều trị ung thư, nhưng ngày nay ngoài xạ trị thường quy còn có rất nhiều phương pháp xạ trị tân tiến hơn, trong đó có xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính.

1. Xạ phẫu SRS bằng máy gia tốc tuyến tính là gì?

  • Tên khoa học: Xạ phẫu SRS bằng máy gia tốc tuyến tính
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Xạ phẫu não SRS là phương pháp sử dụng nhiều chùm bức xạ không quá mạnh. Những điểm tiếp nhận bức xạ tập trung tại khối u não sẽ nhận được liều bức xạ rất lớn để diệt các tế bào ung thư. Xạ phẫu não SRS thường được thực hiện trong một lần điều trị và bác sĩ có thể tiêu diệt nhiều khối u trong một lần điều trị.

Hầu hết các trường hợp có thể về nhà trong ngày. Nguy cơ suy giảm nhận thức lâu dài sau khi điều trị SRS được cho là ít hơn so với xạ trị toàn bộ não, tăng cơ hội sống còn, khả năng nhận thức và chất lượng sống của bệnh nhân.

2.Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Người bệnh được chẩn đoán xác định ung thư, có di căn não 1-3 ổ có đường kính lớn nhất ≤ 4cm, thể trạng tốt, tiên lượng sống thêm ≥ 3 tháng.

3.Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm

Kỹ thuật giúp xạ chỉ 1-3 buổi, bệnh nhân không phải nằm viện, quan trọng nhất bảo tồn trí nhớ, có thể xạ lại não vào các vị trí khác, xạ toàn não nếu tiến triển lan tỏa sau xạ >3 tháng.

Nhược điểm

Hạn chế trong điều trị các tổn thương nhỏ ở vùng não, chẳng hạn các dị dạng động tĩnh mạch (AVM), các u thần kinh thính giác

Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc triển khai kỹ thuật xạ phẫu định vị thân tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Xạ phẫu SRS bằng máy gia tốc tuyến tính là kỹ thuật cao đòi hỏi có chuyên gia nhiều kinh nghiệm

4.Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt tư thế người bệnh

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng xuôi theo cơ thể.

Bước 2: Cố định người bệnh

  • Cố định đầu bằng bộ gối phù hợp và bộ dụng cụ Encompass (Qfix) hoặc mặt nạ đầu cổ (Qfix/Civco), có thể kết hợp với vac-lok đầu cổ.
  • Cố định chân và tay sử dụng Shoulder retractor.

Bước 3: Mô phỏng, thu thập dữ liệu hình ảnh cho lập kế hoạch

  • Chụp CT mô phỏng tiêm thuốc cản quang 3 chuỗi ảnh: trước tiêm thuốc cản quang, thì động mạch và thì tĩnh mạch cửa có tiêm thuốc cản quang, lát cắt 2.5mm, bước nhảy 2.5mm từ đỉnh phổi đến mào chậu.
  • Ngoài ra có thể chụp thêm chuỗi ảnh bổ xung phục vụ vẽ thể tích bia.

Bước 4: Thực hiện đặt người bệnh, dịch tâm, chụp EPID xác minh và chiếu xạ

  • Phải có mặt Bác sĩ, Kỹ thuật viên, Kỹ sư
  • Xác minh hình ảnh trước chiếu xạ được thực hiện hàng ngày, ngay trước khi chiếu xạ: thông thường 01 lần xác minh sẽ chụp 02 film: 01 film hướng AP, 01 film hướng LAT.
  • Chụp EPID và dịch tâm: kV-CBCT, nếu có dụng cụ kim loại thì dùng MV-Cone Beam CT. Thực hiện thủ thuật dịch tâm điều trị đảm bảo sai số cài đặt chỉ được phép ≤ 1 mm.
  • Tiến hành chiếu xạ.

5.Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân có thể có những biểu hiện phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời)
  • Viêm da vùng xạ trị
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực)

6.Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)

7.Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

184 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan