Dấu hiệu lồi xương hàm dưới (Torus)

Lồi xương hàm dưới (Torus) là một khối xương bất thường phát triển trên vòm miệng. Không ít người lo lắng “lồi xương hàm dưới có sao không”. Câu trả lời là mặc dù lồi xương hàm dưới không phải là ung thư hoặc gây hại và có thể điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật lồi xương hàm dưới, các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra những khối u tương tự nên điều quan trọng là phải đi bác sĩ kiểm tra bất kỳ thay đổi nào trong miệng.

1. Dấu hiệu lồi xương hàm dưới như thế nào?

Lồi xương hàm dưới trông giống như những khối u có bề mặt hơi tròn và thường nhẵn. Những cấu trúc này có nhiều hình dạng khác nhau và kích thước đa dạng, có thể rất nhỏ hoặc khá lớn.

Sự hiện diện của lồi xương hàm dưới thường khiến nhiều người lo lắng “lồi xương hàm dưới có sao không”, nhất là khi thấy chúng có thể phát triển theo thời gian. May mắn là chúng hoàn toàn lành tính và không gây hại. Không ít trường hợp có các cấu trúc này tồn tại cả đời.

Một số triệu chứng mà một người có thể nhận thấy nếu có lồi xương hàm dưới:

  • Một hoặc nhiều cục cứng ở trong miệng
  • Vết sưng không đau ở miệng
  • Khó lấy các dụng cụ chỉnh nha hoặc dụng cụ bảo vệ miệng để vừa khít một cách chính xác
  • Có trở ngại trong lời nói
  • Khó lắp răng giả trên vòm miệng
  • Khó nhai, nếu lồi xương hàm dưới mọc mới, lớn hoặc nằm gần răng
  • Khó nuốt, nếu lồi xương hàm dưới lớn
  • Thức ăn bị mắc kẹt xung quanh lồi xương hàm dưới
  • Một số dấu hiệu và triệu chứng cho thấy sự phát triển của một cấu trúc bất thường ít khả năng là lồi xương hàm dưới:
  • Có sự hiện diện của các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt hoặc sưng tấy
  • Vết loét, nhất là khi thấy loét trên nướu răng
  • Có sự hiện diện của khối u cục ở những nơi khác trên cơ thể
  • Cấu trúc bất thường gây đau đớn
  • Các triệu chứng của sâu răng, chẳng hạn như gãy răng, đau răng hoặc rất sưng nướu răng
lồi xương hàm dưới
Lồi xương hàm dưới trông giống như những khối u có bề mặt hơi tròn và thường nhẵn

2. Các nguyên nhân gây lồi xương hàm dưới

Lồi xương hàm dưới trong cộng đồng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến khoảng 20-30% dân số và chủ yếu ở nữ giới cũng như những người gốc châu Á. Tuy nhiên, các bác sĩ không hiểu nguyên nhân gây ra lồi xương hàm dưới hoặc tại sao chúng lại phổ biến ở một số nhóm hơn những nhóm khác.

Một số nguyên nhân gây lồi xương hàm dưới tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Tình trạng này phổ biến hơn ở những người trên 30 tuổi.
  • Hình dạng miệng và cấu trúc khớp cắn: Hình dạng miệng, răng chen chúc và các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ.
  • Di truyền: Một nghiên cứu năm 2015 về các cặp song sinh cho thấy có mối liên hệ di truyền mạnh mẽ đối với sự phát triển xương ở miệng, ngay cả ở những người có các yếu tố nguy cơ khác.
  • Nghiến răng: Những người nghiến răng có thể dễ gặp phải tình trạng mọc lồi xương hàm dưới hơn.
  • Mật độ chất khoáng của xương: Những thay đổi về mật độ chất khoáng của xương có thể gây ra hiện tượng lồi xương hàm. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng người lớn tuổi có lồi xương hàm dưới có mật độ chất khoáng trong xương cao hơn so với những người cùng lứa tuổi.

3. Cách điều trị và biến chứng của lồi xương hàm dưới

Thay vì lo lắng “lồi xương hàm dưới có sao không” thì nên biết rằng các cấu trúc này thường vô hại. Trong thực tế, chúng thường sẽ không cần điều trị gì trừ khi chúng gây ra các triệu chứng như cản trở lời nói, khả năng nuốt hoặc cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, một số người có thể cần phải phẫu thuật lồi xương hàm dưới trước khi chế tạo răng giả.

Trong đa số các trường hợp, dù không điều trị gì, lồi xương hàm dưới cũng gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Tuy vậy, giống như bất kỳ sự phát triển bất thường nào trong cơ thể, cấu trúc này có thể cản trở hoạt động bình thường cũng như nhiều khả năng gây ra các biến chứng như sau:

  • Khó chịu trong miệng: Người bệnh có thể nhận thấy rằng lồi xương hàm dưới gây trở ngại cho vị trí bình thường của lưỡi hoặc gây khó khăn cho việc đóng hoặc nghỉ ngơi vòm miệng một cách thoải mái.
  • Nuốt: Tùy thuộc vào kích thước, lồi xương hàm dưới có thể khiến người mắc phải gặp khó khăn khi nuốt.
  • Ăn và nhai: Thức ăn có thể bị mắc kẹt trong lồi xương và thối rữa.
  • Vệ sinh răng miệng: Đôi khi, sự phát triển của lồi xương hàm dưới có thể gây khó khăn cho việc chải răng hiệu quả nên gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như hôi miệng và sâu răng.
  • Các vấn đề về giọng nói: Do cử động trong miệng khó khăn khi có lồi xương hàm dưới, người bệnh có thể gặp các vấn đề về giọng nói, chẳng hạn như nói ngọng.

Một số người có thể tự ý thức về kích thước tăng dần nên không ngừng lo lắng “lồi xương hàm dưới có sao không”. Những người khác có thể cảm thấy lo sợ rằng cấu trúc này sẽ trở thành ung thư, đặc biệt là nếu thấy tiếp tục phát triển các khối u mới.

lồi xương hàm dưới
Những người nghiến răng có thể dễ gặp phải tình trạng mọc lồi xương hàm dưới hơn

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Một khối lồi xương hàm dưới hoàn toàn lành tính và có thể điều trị triệt căn với phẫu thuật lồi xương hàm dưới. Tuy nhiên, mọi người đều cần đi khám bác sĩ ít nhất một lần khi phát hiện bất kỳ sự phát triển của cấu trúc bất thường trong miệng. Ngay cả khi vẻ bên ngoài chắc chắn là lồi xương hàm dưới, điều quan trọng là phải loại trừ các khả năng tiềm ẩn khác, nhất là khi có thêm những triệu chứng sau đây:

  • Có thêm bất thường mới
  • Tổn thương trở nên đau đớn
  • Gây ra thêm các triệu chứng mới, chẳng hạn như khó nuốt hoặc nói chuyện
  • Thay đổi về kích thước hoặc màu sắc
  • Có các triệu chứng khác, chẳng hạn như chảy máu do mọc răng, đau miệng, hôi miệng, gãy răng hoặc các vấn đề sức khỏe răng miệng khác

Tóm lại, lồi xương hàm dưới đôi khi có thể trở thành dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt là đối với những người lo lắng về sức khỏe răng miệng, ung thư hay “lồi xương hàm dưới có sao không”. May mắn là những khối u này là lành tính, có nghĩa là chúng không gây ung thư và không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư. Nếu không gây ra các triệu chứng đáng kể, người không cần phải phẫu thuật lồi xương hàm dưới. Dù vậy, vì những khối u mới trong miệng có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thay vì tự chẩn đoán.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan