Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra khi 1 hoặc nhiều khớp trong cơ thể bị viêm mạn tính do do rối loạn hệ miễn dịch. Bệnh viêm khớp dạng thấp càng tiến triển nặng thì các hệ xương, khớp sẽ càng bị phá hủy nhiều. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đúng thời điểm đóng vai trò rất quan trọng.

1. Tìm hiều về bệnh lý viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) là tình trạng rối loạn viêm mãn tính, bệnh ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các khớp. Biểu hiện viêm đối xứng ở các khớp ngoại vi bao gồm: khớp cổ tay và khớp bàn tay... Ở một số bệnh nhân, viêm khớp dạng thấp còn gây tổn thương đến các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể như da, mắt, phổi, tim và mạch máu... gây ra các khuyết tật về thể chất.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra do sự rối loạn tự miễn dịch, cụ thể hơn là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào chính các mô của cơ thể, gây phản ứng viêm và giải phóng các hóa chất gây hại cho xương, sụn, gân hoặc dây chằng... Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời, các khớp sẽ bị biến dạng, giảm khả năng liên kết và cuối cùng gây phá hủy khớp hoàn toàn.

2. Điều trị viêm khớp dạng thấp có khỏi bệnh không?

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu để chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh có những cơn đau cấp tính, bùng phát xen kẽ, có thể có thời gian khỏi bệnh, nhưng vẫn diễn tiến một cách âm thầm.

Viêm khớp dạng thấp chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc điều trị và hỗ trợ sớm cho bệnh nhân sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương khớp, hạn chế tác động của tình trạng viêm khớp.

3. Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì?

Viêm khớp dạng thấp là 1 bệnh mạn tính và không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm viêm, giảm đau, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp, giảm nguy cơ tàn tật và cho phép bệnh nhân vận động nhiều nhất có thể.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thường được chia thành các phương pháp chính: Điều trị bằng thuốc, các phương pháp điều trị hỗ trợ và phẫu thuật. Sau đây là các thuốc trị viêm khớp dạng thấp:

3.1. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng DMARD trong quá trình điều trị ban đầu. Những loại thuốc này giúp làm dịu các triệu chứng, kiềm chế tốc độ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Các thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine và Sulfasalazine...

Methotrexate là thuốc gây tác dụng phụ khá mạnh. Do đó các bác sĩ chỉ khuyên dùng 1 – 2 lần/ tuần hoặc cần dùng theo đúng chỉ định, không dùng thuốc thường xuyên hơn so với hướng dẫn của bác sĩ. Methotrexat gây ảnh hưởng nhiều đến gan do đó bệnh nhân cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng thuốc của mình.

Người bệnh nên uống thuốc Sulfasalazine sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn để không xảy ra tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần uống thuốc Sulfasalazine với 1 cốc nước đầy và uống thêm nhiều nước trong ngày để tránh tình trạng mất nước do thuốc.

3.2. Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Phương pháp sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp với các thuốc kháng IL-6 hay kháng TNF- alpha cũng thường được sử dụng. Đây là 1 hình thức điều trị mới, có thể được dùng kết hợp với các loại DMARD khác hoặc sử dụng riêng khi các loại thuốc DMARD không phát huy tác dụng. Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp được sử dụng theo đường tiêm.

Bản chất của các thuốc sinh học là các protein được tạo ra bằng công nghệ sinh học với mục tiêu nhắm vào các TNF và interleukin (đây là các protein gây viêm trong hệ thống miễn dịch của cơ thể). Một số thuốc sinh học thường được dùng trong viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Thuốc ức chế tế bào B: Rituximab;
  • Thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF – α): Infliximab, Adalimumab, Golimumab, Etanercept và Certolizumab;
  • Thuốc ức chế Interleukin 6: Tocilizumab.

Trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa biến chứng như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp hay tàn phế cho bệnh nhân. Nếu viêm khớp dạng thấp xảy ra từ mức độ trung bình đến nặng, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc sinh học đơn độc hoặc kết hợp với một số thuốc khác như methotrexate để điều trị phối hợp.

3.3. Thuốc ức chế JAK

Thuốc ức chế JAK là 1 loại thuốc mới được sử dụng để chữa trị cho bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành, mắc viêm khớp dạng thấp ở thể trung bình đến nặng và đã từng điều trị thất bại với hoạt chất Methotrexate. Các thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các enzyme trong quá trình truyền tín hiệu, cắt đứt nguồn giải phóng cytokin tiền viêm gây viêm khớp. Những thuốc đại diện cho nhóm thuốc này là Tofacitinib, Baricitinib...

3.4. Sử dụng thuốc giảm đau trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngoài các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể dùng đến một số loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn khi cơn đau bùng phát.

3.5. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau, chống viêm ở khớp. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng ngăn bệnh viêm khớp tiến triển. Thuốc NSAID được chia thành 2 nhóm chính là:

  • Nhóm thuốc ức chế COX không chọn lọc bao gồm các thuốc như: Ibuprofen và diclofenac... với tác dụng phụ thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa như viêm, loét, thủng dạ dày tá tràng hoặc ruột non...;
  • Nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như: Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib... không gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, nhưng cần thận trọng khi sử dụng với người bệnh tim mạch.

3.6. Thuốc Steroid

Steroid là loại thuốc có tác dụng mạnh có thể giúp giảm đau, giảm cứng khớp và chống viêm hiệu quả. Thuốc này thường được dùng với dạng viên uống trong thời gian ngắn, việc dùng thuốc lâu dài có thể có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng cân, loãng xương, xuất huyết dưới da và yếu cơ...

Một số Corticoid được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp như: Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone... Khi dùng corticoid trong thời gian dài nhưng dừng đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp tính, đây là một biến chứng hết sức nguy hiểm với các biểu hiện như trụy tim mạch, rối loạn nước và điện giải... do đó, bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từng bước theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

3.7 Sử dụng thảo dược tự nhiên điều trị viêm khớp dạng thấp

Về mặt Y học, các loại thuốc Tây y chủ yếu điều trị viêm khớp dạng thấp theo cơ chế giảm viêm, giảm đau “tạm thời”, khó chữa dứt điểm. Do đó, trong một số trường hợp, các bài thuốc y học cổ truyền được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bệnh.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y từ các loại thảo dược với những ưu điểm lớn trong việc giảm nhẹ bệnh, an toàn, ít tác dụng phụ và chi phí thấp, một số loại thảo dược có thể kể đến như:

  • Hy thiêm thảo: Thảo dược có tính hàn, vị đắng, cay, vào 2 kinh can - thận. Hy thiêm chữa viêm khớp dạng thấp nhờ tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, chỉ thống và lợi xương khớp, thường thấy trong các bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp.
  • Nhũ hương: Đây là một vị thuốc quý cho tác dụng giảm đau, khứ phong, hoạt huyết và sinh cơ. Dược liệu nhũ hương được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh chàm, ung nhọt, đau nhức xương khớp do phong tê thấp...
  • Hoa sói rừng là thảo dược có vị cay, đắng, ít độc, tính hơi ấm, phần rể có chứa nhiều tinh dầu thơm cho tác dụng giảm đau, trừ thấp, hoạt huyết, khu phong, giảm phù nề, tiêu viêm, rất thích hợp trong các bệnh xương khớp.

Hiện nay, trên thị trường có bán các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình để kết hợp cùng phương pháp khác.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kê đơn thuốc trị viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất. Bệnh nhân nên đi khám ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường đầu của bệnh.
  • Đọc kỹ hướng dẫn liều lượng sử dụng thuốc trị viêm khớp dạng thấp, kiểm tra kỹ các thành phần có khả năng gây dị ứng, nếu trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cảm thấy có dấu hiệu bất thường cần ngừng dùng thuốc ngay.
  • Không nên tự ý cắt giảm thuốc hay uống quá liều lượng cho phép, không sử dụng thuốc cùng lúc với các loại thuốc điều trị khác để tránh gây ra những phản ứng ngược nguy hiểm, nếu cần thiết hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
  • Uống thuốc trị viêm khớp dạng thấp theo đúng thời gian, nếu quên uống cần uống bù lại ngay theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K, omega 3... để hỗ trợ xương khớp. Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá, đồ ăn dầu mỡ khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát.
  • Bệnh nhân nên vận động vừa phải, tập thể dục điều độ để tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Lưu ý khi tập các bài tập tác dụng lực trực tiếp vào các vị trí khớp bị đau; cần khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu tập luyện
  • Tái khám định kỳ để đánh giá mức độ hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị, nếu bệnh tình không có tiến triển tốt cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
  • Bệnh nhân đồng mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh dạ dày cần thông báo với bác sĩ điều trị về các tác dụng phụ ngoài ý muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc, từ đó đưa ra cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Lựa chọn mua thuốc trị viêm khớp dạng thấp ở những bệnh việc, nhà thuốc uy tín, tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.

Trên đây là các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo Tây y, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên lạm dụng trong thời gian kéo dài bởi thuốc luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ... Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc và phải cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

139 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dasatex
    Công dụng thuốc Dasatex

    Thuốc Dasatex là thuốc giảm đau chứa hai thành phần gồm Acetaminophen và Diclofenac sodium. Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp giảm đau nhức xương, đau nhức cơ thể, bệnh lý về xương khớp, sốt ...

    Đọc thêm
  • Becosamin
    Công dụng thuốc Becosamin

    Thuốc Becosamin với thành phần chính là Glucosamine, được dùng trong các bệnh lý mạn tính về xương khớp, giúp giảm viêm, chống thoái hóa khớp, từ đó hạn chế dùng các loại thuốc giảm đau.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Aczandia
    Công dụng thuốc Aczandia

    Thuốc Aczandia là thuốc bán theo đơn chứa thành phần Diacerein 50mg, một thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Thuốc Aczandia được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Aczandia qua bài ...

    Đọc thêm
  • Volgasrene
    Công dụng thuốc Volgasrene

    Thuốc Volgasrene được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, có thành phần chính là Diclofenac. Cùng tìm hiểu công dụng thuốc Volgasrene qua bài chia sẻ dưới đây.

    Đọc thêm
  • Người đang điều trị thoái hóa khớp cùng vai đòn có nên tập hồi phục chức năng không?
    Người đang điều trị thoái hóa khớp cùng vai đòn có nên tập hồi phục chức năng không?

    Em đang trong quá trình uống thuốc điều trị thoái hóa khớp cùng vai đòn. Bác sĩ cho em hỏi người đang điều trị thoái hóa khớp cùng vai đòn có nên tập hồi phục chức năng không?. Em cảm ...

    Đọc thêm