Xét nghiệm Anti-CCP và bệnh viêm khớp dạng thấp

Được viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quỳnh Trang - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 0,5 – 1% dân số trên toàn thế giới. Viêm khớp dạng thấp (RA: Rheumatoid Arthritis) là một rối loạn tự miễn dịch toàn thân mãn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp mạn tính, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, trong độ tuổi trung niên và có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng rõ rệt.

1. Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo đánh giá, bệnh viêm khớp dạng thấp thường có các yếu tố di truyền và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng để tránh những biến chứng không mong muốn của bệnh. Yếu tố dạng thấp (RF: Rheumatoid Factor) được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, theo các tiêu chuẩn chẩn đoán RA trước đây do American College of Rheumatology cung cấp vào năm 1987, RF là tiêu chí xét nghiệm duy nhất được đưa vào. RF nhạy nhưng thiếu đặc hiệu. Độ nhạy dao động trong khoảng 25-95% trong khi độ đặc hiệu dao động từ 31-95% . Tỷ lệ RF dương tính giả cao được tìm thấy trong các bệnh mô liên kết khác như hội chứng SLE và Sjogren và ở những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính.

Xét nghiệm Anti – CCP là một trong những dấu hiệu mới nhất được dùng để chẩn đoán RA. Độ nhạy của xét nghiệm tương tự như RF nhưng có độ đặc hiệu tốt hơn. Độ nhạy dao động từ 39 – 94% và độ đặc hiệu dao động từ 81 – 100%. Gần đây, anti – CCP và RF đã được đưa vào tiêu chí trong chẩn đoán RA.

Theo nghiên cứu của Pak J Med Sci và cộng sự (2013) cho thấy, độ tuổi của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường từ 20 đến 86 tuổi. Độ tuổi trung bình là 51 tuổi và giới tính nữ là chủ yếu. Kháng thể Anti – CCP có độ nhạy 35%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán âm tính 61% và giá trị dự đoán dương tính 100%. Và kháng thể Anti – CCP có liên quan đáng kể đến tình trạng lâm sàng như: đau nhiều khớp, đau khớp tay, đau khớp đối xứng, tăng CRP và yếu tố dạng thấp (RF).

2. Xét nghiệm Anti – CCP được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm Anti – CCP thường được chỉ định khi bạn có các dấu hiệu lâm sàng của viêm khớp dạng thấp:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Xét nghiệm Anti – CCP cũng được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp.
  • Đánh giá sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp.
Đau cứng khớp là triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Đau cứng khớp là triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp

3. Ý nghĩa kết quả anti – CCP trong viêm khớp dạng thấp

Chỉ số bình thường anti – CCP < 17 U/mL, những giá trị anti – CCP ≥ 17 U/mL mang ý nghĩa dương tính.

Nếu kết quả xét nghiệm anti – CCP dương tính, điều đó có nghĩa là những kháng thể này đã được tìm thấy trong máu của bạn. Ý nghĩa của kết quả này có thể phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) và khám lâm sàng.

  • Nếu kết quả anti – CCP dương tính và RF dương tính, bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp hoặc đang ở giai đoạn tiến triển nặng hơn của bệnh.
  • Nếu kết quả anti – CCP dương tính và RF âm tính kèm theo các triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp, bạn có thể ở giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc sẽ phát triển bệnh này trong tương lai.
  • Nếu kết quả anti – CCP âm tính và RF âm tính, bạn ít có khả năng bị viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ lâm sàng có thể phải chỉ định nhiều xét nghiệm hơn để tìm ra các nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn.

Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán, đặc biệt ở giai đoạn sớm của bệnh. Ngoài xét nghiệm anti – CCP và RF bác sĩ lâm sàng có thể chỉ định thêm:

Nếu anti –CCP âm tính nhưng RF dương tính và các triệu chứng lâm sàng thể hiện viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân có thể bị viêm khớp dạng thấp hoặc bị một số các viêm khác.

Có thể thấy, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và sức khỏe người bệnh. Do đó, khi có những dấu hiệu khởi phát của bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.

Hiện nay trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã chủ động thực hiện xét nghiệm anti – CCP cùng các xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm tốc độ lắng máu ESR, xét nghiệm CRP, Anti DNA và Anti Smith... để nhằm có những sàng lọc và đánh giá chính xác về tình trạng bệnh.

Xét nghiệm Anti-CCP viêm khớp dạng thấp`
Xét nghiệm Anti – CCP trong viêm khớp dạng thấp cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Nhờ có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nên Vinmec hiện là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp rất uy tín.

Theo các bác sĩ việc bệnh nhân được thăm khám, điều trị sớm tại những cơ sở y tế chất lượng sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng và sớm ổn định về mặt sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Avouac J, Gossec L, Dougados M. Diagnostic and predictive value of anti-cyclic citrullinated protein antibodies in rheumatoid arthritis: a systemic literature review. Ann Rheum Dis. 2006;65(7):845–851. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  2. Aletaha D, Neogi T, Silman AJ, Funovits J, Felson DT, Bingham lll CO, et al. Rheumatoid arthritis classification criteria: An American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative. Ann Rheum Dis. 2010;69:1580–1588. [PubMed] [Google Scholar]
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • đau khớp khuỷu tay
    Đau khớp khuỷu tay khi chơi thể thao nên điều trị thế nào?

    Chào bác sĩ! Tôi chơi tennis bị đau nhóm cơ sát khớp khuỷu tay phải phía trên, tôi nghỉ chơi 2 tuần có đỡ hơn nhưng hôm qua chơi tennis lại thì bị đau trở lại rất nhiều so với ...

    Đọc thêm
  • bi-viem-gan-c-nen-gi
    Bị viêm gan C nên ăn gì?

    Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm gan C. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh vừa có thể cải thiện các triệu chứng bệnh, vừa có thể giúp ...

    Đọc thêm
  • chai-gan-va-nhung-dieu-can-biet
    Chai gan và những điều cần biết

    Chai gan là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Thực chất, đây là giai đoạn nối tiếp hoặc là giai đoạn cuối cùng của xơ gan. Vì thế , ...

    Đọc thêm
  • viem-gan-c-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong
    Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không?

    Viêm gan C là căn bệnh khá phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Việc nhận biết viêm gan lây qua đường nào, hay viêm ...

    Đọc thêm
  • Gomlami
    Công dụng thuốc Gomlami

    Gomlami thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Hiện nay thuốc được kê đơn dùng trong điều trị các bệnh viêm gan, xơ gan và ghép gan... Việc dùng thuốc bắt buộc ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: