Bong gân chân nên điều trị thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị bong gân trước (chỗ tiếp giáp bàn chân và cẳng chân). Sau đó thì vết đay bắt đầu lan xuống phía dưới lòng bàn chân và mép ngoài chân trên cùng 1 mặt cắt ngang vị trí bong gân đó. Sau đó ít lâu thì chân bên cạnh (chân không bị bong gân, bình thường) lại bị các triệu chứng tương tự chân kia, khiến em đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào buổi sáng hay hoạt động mạnh. Vậy bác sĩ cho em hỏi bong gân chân nên điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Trung Hiếu - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bong gân chân nên điều trị thế nào? ”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bác sĩ không rõ bạn đã bị chấn thương bao lâu và đã xử lý, điều trị bằng giải pháp nào chưa? Nếu chưa, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Đối với tổn thương cổ chân, kế hoạch điều trị trong 3 tuần sau chấn thương là:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối, không đứng và đi lại.
  • Di chuyển dùng 2 nạng trợ đỡ.
  • Luôn đeo nẹp mềm cổ chân.
  • Gác cao chân khoảng 20 độ khi nghỉ ngơi.
  • Chườm lạnh 2 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút vào trưa và tối.
  • Tuyệt đối không bôi cao nóng, mật gấu, dầu gió.
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề theo đơn bác sĩ kê.
  • Luôn cảnh giác ngoài bong gân xem có bị gãy xương không (cần chụp Xquang).

Nếu bạn còn thắc mắc về bong gân chân, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

30 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết
    Vì sao tập thể dục giúp ngừa té ngã ở người cao tuổi?

    Té ngã là dấu hiệu của tình trạng suy giảm sức khỏe cấp tính và mãn tính ở người cao tuổi. Té ngã làm giảm chức năng thể chất do gây thương tích, hạn chế hoạt động, gây tâm lý ...

    Đọc thêm
  • Osaglu
    Công dụng thuốc Osaglu

    Osaglu có chứa thành phần chính là Glucosamine sulfate natri chloride, thuốc tác dụng hiệu quả vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính. Osaglu thuộc nhóm ...

    Đọc thêm
  • Alenroste 10
    Công dụng thuốc Alenroste 10

    Alenroste 10 có thành phần chính là Axit alendronic, hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Fosamax. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate, được sử dụng trong việc điều trị chứng loãng xương ...

    Đọc thêm
  • ostikar
    Công dụng thuốc Ostikar

    Thuốc Ostikar được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của bệnh xương khớp... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Ostikar qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Oscicare
    Công dụng thuốc Oscicare

    Thuốc Oscicare thuộc nhóm thuốc khoáng chất và chất điện giải, dùng để dự phòng và điều trị bệnh loãng xương và thiếu calci ở người lớn và trẻ em. Vậy thuốc Oscicare có tác dụng gì và được chỉ ...

    Đọc thêm